MỞ ĐẦU
– Tâm thần phân liệt là một rối loạn loạn thần mạn tính, chưa rõ nguyên nhân, thường khởi phát từ 20 tuổi đến dưới 40 tuổi, với nhiều triệu chứng loạn thần nặng như hoang tưởng, ảo giác, kích động, tự kỷ, t/c âm tính…
– Tính thiếu hoà hợp trong tư duy, cảm xúc, hành vi
– Tính tự kỷ
– Giảm sút thế năng tâm thần
DỊCH TỄ
– Tỉ lệ mắc khoảng 0,3% – 0,7 % dân số
– Tỉ lệ mắc: nam hơi cao hơn nữ.
– Các t/c (-) & thời gian RL kéo dài: nam > nữ
– Khởi phát từ 20-35 tuổi ( < 20 và > 40 tuổi hiếm gặp). Nam nửa đầu, nữ nửa cuối lứa tuổi 20
– Thường khởi phát âm ỉ, trên ½ than phiền triệu chứng trầm cảm.
– Tuổi khởi phát: sớm nặng hơn muộn
– Thường có RL nhận thức ngay cả khi các t/c thuyên giảm.
NGUYÊN NHÂN
– Mặc dù còn chưa rõ bệnh TTPL do một hay nhiều nguyên nhân, nhưng có bằng chứng gợi ý rằng đó là do bệnh lý của sự phát triển thần kinh, khuynh hướng di truyền, tổn thương trước sinh ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ và các stress trong cuộc sống.
– Vai trò của di truyền đã được đề cập từ lâu: nguy cơ TTPL ở những người thân thế hệ một 10% so với 1% ở gia đình không có ai bị TTPL và 50% sinh đôi cùng trứng.
– Trước sinh: mẹ bị cúm khi mang thai ở quí 2, suy dinh dưỡng, ngạt khi sinh, xung đột nhóm máu.
– Chụp MRI: não thất dãn rộng, chất xám ở vùng trán ít hơn so với bình thường gấp 4 lần…
– Tỉ lệ mới mắc TTPL cao hơn ở trẻ sinh cuối đông đầu xuân, cao hơn ở trẻ sống ở đô thị và một số nhóm thiểu số.
– Có nhân tố di truyền trong bệnh TTPL, liên quan tới các Alleles (mỗi allele chỉ góp 1 phần nhỏ). Các alleles được nhận diện đến nay cũng kết hơp với các RLTT khác như: RLCXLC, trầm cảm, RL phổ tự kỷ.
YẾU TỐ NGUY CƠ
– Nguy cơ cao: bố lớn tuổi, sinh ngạt, nhiễm trùng trước trong sinh, suy dinh dưỡng, mẹ tiểu đường…
– Tỉ lệ đồng bệnh lý TTPL và RLSD chất cao
– Hơn ½ bn TTPL có RLSD thuốc lá và hút thuốc thường xuyên
– Đồng bệnh lý RL lo âu, RL hoảng sợ, OCD tăng ở bn TTPL
– RLNC loại phân liệt, paranoid có thể đôi khi thúc đẩy phát bệnh TTPL.
– Giảm tuổi thọ ở TTPL do kèm theo tăng trọng, béo phì, h/c chuyển hoá, bệnh tim mạch, phổi, lối sống, thuốc lá…
DIỄN BIẾN CỦA BỆNH
– T/c loạn thần giảm theo thời gian do liên quan tới giảm dopamine theo tuổi
– T/c (-) liên quan chặt chẽ với tiên lượng hơn t/c (+) và tồn tại dai dẳng hơn
– Suy giảm nhận thức kèm theo: ít được cải thiện trong tiến trình của bệnh
– Nguy cơ tự sát: thành công 5-6%, toan tự sát 20%, rất nhiều ý tưởng tự sát. nam>nữ, thường do trầm cảm (mất hy vọng, mất việc làm), ảo thanh ra lệnh hại bản thân và người khác, sử dụng ma tuý đồng thời.
NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA CÁC RỐI LOẠN LOẠN THẦN
Các triệu chứng âm tính: thường gặp ở các bn TTPL hơn các loạn thần khác.
– 2 t/c (-) thường gặp: biểu lộ cảm xúc nghèo nàn và mất ý chí.
– Biểu lộ cx nghèo nàn bao gồm giảm biểu lộ cx nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, âm điệu giọng nói, cử động tay, đầu và mặt thường nhấn mạnh.
– Mất ý chí: giảm hoạt động có mục đích, có ý chí, ngồi lâu một chỗ, ít quan tâm hoạt động công việc, hoặc XH.
– Các triệu chứng (-) khác bao gồm:
+ Alogia: biểu hiện bằng giảm lưu lượng từ
+ Anhedonia: biểu hiện bằng giảm khả năng biểu lộ sự hài lòng với các kích thích tích cực.
+ Asociality: mất quan tâm với các sự kiện và mối quan hệ với bên ngoài, với các mối quan hệ xã hội và có thể kết hợp với mất ý chí, nhưng nó cũng có thể là một biểu hiện của các cơ hội bị hạn chế trong các giao tiếp xã hội.
Các triệu chứng dương tính:
– Hoang tưởng: đa nghi, bị theo dõi, bị hại, bị đầu độc, tư duy bị bộc lộ, bị điều khiển,…
– RL tư duy: lai nhai, vòng vo, đầu gà đuôi vịt mất logic, 2 chiều, ngộ độc triết học, …
– Ảo giác: ảo thanh, ảo thị, cơ thể bị biến đổi..
– Kích động: dễ bị kích động, cảm xúc rất không ổn định.
– Hoang tưởng tự cao kỳ quái
– Thù nghịch: châm chọc, gây hấn, chửi bới…
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN TTPL (THEO DSM V)
A. Có ít nhất 2 t/c dưới đây diễn ra trong thời gian ít nhất 1 tháng (hoặc ít hơn nếu được đt). Ít nhất phải có 1 trong 3 triệu chứng 1,2,3.
1. Các hoang tưởng
2. Các ảo giác
3. Lời nói hỗn độn (thường chệch hướng, không hiểu được).
4. Hành vi căng trương lực hoặc bị RL thô tục
5. Các triệu chứng âm tính (biểu lộ cảm xúc nghèo nàn hoặc vô cảm)
B. Phần lớn thời gian từ lúc xẩy ra rối loạn, hoạt động chức năng ở một hoặc nhiều lĩnh vực như việc làm, các quan hệ con người, tự chăm sóc bản thân đều giảm đáng kể so với trước phát bệnh (hoặc khi xẩy ra ở trẻ hoặc thanh thiếu niên có sự thất bại trong quan hệ con người, trường học, nghề nghiệp).
C. Các t/c tiếp tục rối loạn dai dẳng ít nhất 6 tháng. Trong giai đoạn 6 tháng phải bao gồm ít nhất 1 tháng t/c phù hợp tiêu chuẩn A (pha hoạt động) và có thể bao gồm pha tiền triệu hoặc di chứng. Trong giai đoạn pha tiền triệu hoặc di chứng các t/c có thể được biểu hiện chỉ là t/c (-) hoặc ít nhất có 2 t/c ở tiêu chuẩn A ở hình thái nhẹ.
D. TTPL cảm xúc và trầm cảm hoặc RLCXLC với các nét loạn thần bị loại trừ bởi vì
1) không có gđ trầm cảm hoặc hưng cảm xẩy ra đồng thời với các t/c ở pha hoạt động, hoặc 2) nếu gđ cảm xúc xẩy ra trong các t/c pha hoạt động, chúng được biểu hiện rất ngắn trong toàn bộ thời gian giai đoạn hoạt động và gđ di chứng của bệnh.
E. Các RL không phải do bệnh cơ thể hoặc chất gây ra.
F. Nếu có tiền sử RL phổ tự kỷ hoặc RL giao tiếp xẩy ra lúc nhỏ, chẩn đoán TTPL chỉ được làm nếu hoang tưởng, ảo giác chiếm ưu thế (ngoài t/c đòi hỏi khác của TTPL) cũng phải hiện diện ít nhất 1 tháng (hoặc dưới 1 tháng nếu được điều trị).
CÁC THỂ LÂM SÀNG
Theo DSM-4 và ICD 10
1. TTPL thể paranoid
2. TTPL thể thanh xuân
3. TTPL thể căng trương lực
4. TTPL thể trầm cảm sau phân liệt
5. TTPL thể di chứng
Theo DSM-5: hiện không chia các thể lâm sàng nữa mà nhấn mạnh vào các triệu chứng dương tính và triệu chứng âm tính.
CÁC THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN
Tiêu chuẩn xác định các thuốc ATK(CLT)
của J. delay và P. deniker 1957
- Tác dụng an thần gây ngủ.
- Tác dụng ức chế với sự hưng phấn, kích động, tấn công, giảm tình trạng hưng cảm.
- Tác dụng làm giảm đối với một số loạn thần cấp, mãn và đối với các loạn thần thực nghiệm.
- Có nhiều biểu hiện trên tâm thần vận động, thần kinh và thần kinh thực vật.
- Tác động chủ yếu ở các trung tâm dưới vỏ.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Thuốc chống loạn thần thế hệ 1
Neuroleptic – Typical antipsychotics. – Old hoặc tradictional antipsychotics (Conventional antipsychotics) – First generation antipsychotics |
Thuốc chống loạn thần thế hệ 2 Antipsychotic – Atypical antipsychotics – New antipsychotics. – Second generation antipsychotics |
– Tại sao lại gọi là thuốc CLT không điển hình.
- Điển hình: theo tiêu chuẩn của J. Delay và P. Deniker 1957.
- Không điển hình: không đáp¸ ứng tiêu chuẩn trên: ít hoặc không có hội chứng ngoại tháp, bao gồm hội chứng parkinson, bất động, loạn động cấp, loạn động muộn có hồi phục hoặc không hồi phục.
I./ CÁC THUỐC CLT THẾ HỆ 1:
- Họ Phenothiazine.
– Nhánh bên thẳng: clopromazine.
– Nhân piperazine: fluphenazine
– Nhân piperidine: thioridazine
– Các thuốc tác dụng kéo dài: Moditen retard 25-300mg/2 tuần, Modecate 25-100mg/3-4 tuần, Piportil-L4 25-200mg/2-4 tuần. - Họ Butyrophenone:
– Droperidol: tác dụng nhanh
– Haloperidol
– Thuốc tác dụng kéo dài: Haldol decanoate/ 4 tuần.
3. Họ Thioxanthenes: – Thuốc uống nhanh.
- – Thuốc tác dụng kéo dài:
+ Flupentixol decanoate(Fluanxol-LP):20-80mg/2 tuần; 80-300mg/3 tuần.
+ Zuclopenthixol decanoate (Clopixol): 200-400mg/ 2-4 tuần
CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC CLT THẾ HỆ 1
1.Trên hệ Dopamine: loạn động cấp, ngoại tháp, bồn chồn, đứng ngồi không yên, tăng tiết prolactine, tiết sữa, mất kinh, vú to ở đàn ông, loạn động muộn…
2. Trên hệ Acetylcholine: rl điều tiết mắt, glocome, khô miệng, táo bón, bí tiểu, rlcn sinh dục, suy nhược..
3. Trên hệ Histamine: yên dịu, hạ HA, tăng cân…
4. Trên hệ Noradrenaline: mạch nhanh, hạ HA
* H/c ATK ác tính: tăng thân nhiệt, xanh tái, vã mồ hôi, mạch nhanh, tăng HA, rl ý thức… tử vong
II./ CÁC THUỐC CLT THẾ HỆ 2.
1.Họ Benzamide: Sulpiride, Amisulpiride 50-1200mg/ngày
2.Họ Diazepines (dibenzodiazepins: Clozapine 25-900mg/ngày.
3.Risperidone: Risperdal 2-6mg/ngày, Risperdal consta LP 25-50mg/2 tuần.
4.Olanzapine: Zyprexa 10-30mg/ngày
5.Quetiapine: SeroquelXR 50-600mg/ngày
6.Aripiprazole: Abilify 10-30mg/ngày
CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC CLT THẾ HỆ 2
Rối loạn chuyển hoá: Tăng cân, tăng lipid máu, tăng đường máu
HC parkinson ít, có thể run, cứng cơ, loạn trương lực cơ ít gặp
Rối loạn chức năng sinh dục: Tăng tiết sữa, mất kinh, vú to ở nam, rl cương dương
TTƯT, BSCK II Nguyễn Minh Tuấn
Khoa khám bệnh BVĐK Tâm Anh
Nguyên Giảng viên chính BMTT-ĐHYHN
Nguyên Phó Viện trưởng VSKTTQG
Địa chỉ khám bệnh: Phòng khám chuyên khoa Tâm thần
Giờ mở cửa:
- SĐT | Zalo: 0913 512 821
- Tại phòng khám: Thứ 2 – Chủ nhật từ 14:00 – 17:00
- Tại BV ĐK Tâm Anh: Thứ 2 – Thứ 7 từ 07:30 – 12:00
- SĐT | Zalo: 098 2045825
- Tại phòng khám: Chủ nhật: 09:00 – 11:00
- Tại Viện sức khoẻ tâm thần – Bệnh viện Bạch mai: Thứ 2 – Thứ 6 từ 07:30 – 16:30
Địa chỉ Phòng khám:
- Số 3A ngõ 46 (vào ngõ 44 rồi rẽ trái ngay là ngõ 46) phố Hào nam, phường Ô chợ dừa, quận Đống đa, Hà nội .