Quan niệm về sức khỏe Tâm Thần: “SKTT là sự phát triển hài hòa giữa cá thể và môi trường”. Điều này có nghĩa là nếu cá thể nào không biết hoặc không thể thích nghi với môi trường (tự nhiên và xã hội) thì cá thể đó sẽ bị bệnh.
- Định nghĩa rối loạn cơ thể tâm sinh.
– Thuật ngữ “rối loạn cơ thể tâm sinh hay rối loạn tâm thể (psychosomatic disorder)” đề cập đến các rối loạn cơ thể phát sinh hay nặng lên do các tác nhân tâm lý. Nhiều rối loạn cơ thể bị ảnh hưởng bởi các stress, sự xung đột hoặc lo âu toàn thể, một số các rối loạn bị ảnh hưởng của các nhân tố tâm lý hơn các rối loạn khác.
– Theo từ điển Larousse de la médecine : Cơ thể tâm sinh là một bộ phận của y học, nghiên cứu các rối loạn cơ thể có nguồn gốc tâm lý và tác động của tâm thần lên các biểu hiện cơ thể.
- Phân loại.
– Theo sách thống kê chẩn đoán các rối loạn tâm thần và hành vi của hội tâm thần học Hoa Kỳ lần thứ 4 (DSM IV) các rối loạn cơ thể tâm sinh được phân loại trong mục 316 với tên gọi “Psychological Factor Affecting Condition” (Facteurs psychologique influancant une affection medicale).
– Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD 10) các rối loạn cơ thể tâm sinh được phân loại trong mục F54 với tên gọi “Các nhân tố tâm lý và hành vi kết hợp với các rối loạn hoặc các bệnh phân loại ở nơi khác”, ví dụ: loét dạ dày tâm sinh (F54 + K25), viêm loét đại tràng tâm sinh (F54 + K 51), hen phế quản tâm sinh (F54 + J45). Tăng HA tâm sinh (F54 + I10)…
III. Nguyên nhân.
- Lý thuyết đặc trưng: lý thuyết này cho rằng sự hiện diện của một stress đặc trưng hoặc của một loại nhân cách đối với mỗi bệnh cơ thể tâm sinh và nó được phát triển bởi các tác giả sau:
- a) Flander Dunbar: đã mô tả các nét nhân cách như một đặc trưng cho mỗi rối loạn cơ thể tâm sinh, chẳng hạn nhân cách động mạch vành. Nhân cách thuộc typ A xông xáo, hăng hái, dễ cáu và có tính nhậy cảm đối với các bệnh tim.
- b) Franz Alexander: đã mô tả các xung đột vô thức (unconscious conflict) gây lo âu, sự lo âu này thông qua hệ thống thần kinh thực vật gây ra một rối loạn đặc trưng, chẳng hạn một nhu cầu phụ thuộc bị dồn nén gây loét đường tiêu hóa.
- Lý thuyết không đặc trưng: lý thuyết này cho rằng stress kéo dài có thể gây ra các thay đổi sinh lý, có thể dẫn đến một rối loạn cơ thể. Mỗi người có một cơ quan “shock” dễ bị tổn thương với stress: một số người có phản ứng với tim, niêm mạc dạ dày, da… Những người có lo âu hoặc một tình trạng trầm cảm mạn tính có tính nhậy cảm lớn hơn với các bệnh cơ thể hoặc cơ thể tâm sinh.
- Các loại nhân cách:
– Nhân cách typ A: hăng hái, thiếu kiên nhẫn, có khả năng thăng tiến xã hội, nghề nghiệp, cố gắng phấn đấu và tức giận khi bị cản trở. Nhân cách này làm tăng số lượng lipoproteine tỉ trọng thấp, tăng cholesterone huyết tương, triglycerides và 17 hydroxycorticosteroides và có khuynh hướng bị bệnh mạch vành.
– Nhân cách typ B (đối lập): ít hăng hái, thư thái và khuynh hướng phấn đấu ít mạnh mẽ để đạt được mục đích của họ.
- Sinh lý bệnh.
– Hans Selye nhà nội tiết học đã mô tả hội chứng chung của sự đáp ứng, nó là toàn thể các phản ứng hệ thống không đặc trưng của cơ thể tiếp theo sau một stress kéo dài. Trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận buộc phải tăng tiết cortisol, dẫn tới sự thay đổi cấu trúc của các hệ thống cơ quan khác nhau.
– George Engel cho rằng trong trường hợp bị stress, những thay đổi chức năng của tất cả các cơ chế thần kinh thực vật làm suy giảm các cơ chế nội cân bằng và làm cho cơ thể dễ bị tổn thương với các nhiễm trùng và các rối loạn khác.
– Các con đường sinh lý thần kinh được xem như đảm bảo điều hòa các phản ứng của stress là vỏ não, hệ viền, dưới đồi, tủy thượng thận, hệ thần kinh giao
cảm và phó giao cảm.
– Các thông tin thần kinh bao gồm các hormone như là cortisol, thyroxine và epinéphrine.
– Các rối loạn cơ thể tâm sinh được biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể liên quan, thường nhất là các biểu hiện thần kinh thực vật mà nguyên nhân chính của nó là do cảm xúc hoặc xúc động. Sự xúc động qua trung gian hệ thống thần kinh thực vật và các tuyến nội tiết gây ra các thay đổi chuyển hóa và chức năng của các cơ quan.
– Các tác nhân tâm lý và cơ thể liên hệ chặt chẽ với nhau, quyết định một thiên hướng và một tính mỏng manh đặc biệt ở các bệnh cơ thể tâm sinh phản ứng theo cách riêng của chúng: một số bằng cơn hen, ỉa chảy, số khác bằng các cơn tăng HA, nổi ban ở da, đau dạ dày…
- Hậu quả cơ thể của các rối loạn tâm sinh.
Các rối loạn cơ thể tâm sinh, trước tiên thuần túy chức năng, có nghĩa là không có tổn thương thực thể, sau một thời gian có thể gây ra các tổn thương thực thể của các cơ quan mà nó tác động. Vì vậy cần phải được phát hiện và điều trị sớm.
- Các rối loạn cơ thể tâm sinh.
Một số các rối loạn dị ứng, các biểu hiện nội tiết dinh dưỡng, các biểu hiện tim mạch, một số tăng HA động mạch, một số đau thắt ngực, nhiều biểu hiện tiêu hóa (trào ngược dạ dày-thực quản, hội cứng ruột kích thích…), một loạt các rối loạn đau, rối loạn chức năng (đau đầu, nôn, táo bón, ỉa chảy, trống ngực, rối loạn tiểu tiện hoặc rối loạn phụ khoa ở phụ nữ…).
VII. Chẩn đoán.
Việc chẩn đoán các rối loạn cơ thể tâm sinh cần phải thận trọng và chính xác, tránh khuynh hướng quá mở rộng hoặc quá thu hẹp. Vì vậy, làm chẩn đoán rối loạn cơ thể tâm sinh cần căn cứ vào 4 tiêu chuẩn sau:
- Bệnh có nguyên nhân tâm lý rõ ràng và sâu sắc, hoặc là nguyên nhân duy nhất hoặc là nguyên nhân chủ yếu.
- Nguyên nhân cơ thể không có hoặc có không đáng kể
- Bênh tiến triển có liên quan chặt chẽ đến trạng thái tâm thần người bệnh.
- Điều trị bằng liệu pháp tâm lý có kết quả rõ rệt.
VIII. Điều trị một số rối loạn cơ thể tâm sinh đặc trưng.
Hệ thống hô hấp
|
Loại nhân cách và biểu hiện | Điều trị |
Hen phế quản |
Không có nhân cách đặc trưng, thường có nhu cầu phụ thuộc quá mức, muốn được che chở trong vô thức.
– Biểu hiện co thắt phế quản, phù, tăng tiết quá mức. – Tác nhân di truyền, dị ứng, nhiễm trùng, stress, có thể đơn độc hoặc kết hợp với nhau |
LPTL cá nhân, NTHV (giải mẫn cảm có hệ thống), thôi miên, khí công.
Cần được điều trị kết hợp bởi thầy thuốc nội khoa, dị ứng, tâm thần. Thuốc chống hen, an thần, giải lo âu.
|
Hệ tim mạch
|
Loại nhân cách và biểu hiện | Điều trị |
Tăng huyết áp |
NC có khuynh hướng typ A, vẻ ngoài lạnh nhạt, khúm núm, nhân cách cưỡng bức, tức giận bị kìm nén. Khi bị stress mạn gây tăng HA | LPTLNTHV,thiền, thư giãn
Thuốc an thần, giải lo âu Thuốc hạ HA tùy trường hợp cụ thể.
|
Rối loạn nhịp tim |
Có thể de dọa tính mạng như trống ngực, nhịp nhanh thất, rung thất kết hợp với RLCX.
Cũng kết hợp với chấn thương cảm xúc là nhịp nhanh xoang. Tăng catecholamines huyết tương, acid béo tự do. – Không có NC hay stress cảm xúc đặc trưng. |
LPTL
Thuốc chẹn beta giúp bảo vệ chống lại sự xúc động gây ra RL nhịp tim. Thuốc an thần, giải lo âu, chống trầm cảm.
|
Rối loạn động mạch vành |
– Không có nhân cách đặc trưng. thường có nhu cầu phụ thuộc quá mức, muốn được che chở trong vô thức.
– Biểu hiện co thắt phế quản, phù, tăng tiết quá mức. – Tác nhân di truyền, di ứng, nhiễm trùng, stress, có thể đơn độc hoặc kết hợp |
– thuốc điều trị đặc hiệu
– Thuốc an thần, giải lo âu – LPTL thư giãn, thiền |
Hệ thống tiêu hóa
|
Loại nhân cách và biểu hiện | Điều trị |
Loét dạ dày-tá tràng |
– Lý thuyết đặc trưng.
– Lý thuyết không đặc trưng – Gây tăng hoạt acid và tăng tiết pepsin dạ dày— gây loét. – Nhiễm trùng Helico pylori |
LPTL : thư giãn, NT-HV
Thuốc an thần, giải lo âu Thuốc chữa loét dd-tt. Thuốc diệt Helico pylori
|
Viêm loét đại tràng |
– Lý thuyết đặc trưng.
– Lý thuyết không đặc trưng – Có yếu tố di truyền và GĐ. – Có các nét NC cưỡng bức chiếm ưu thế: giản dị, có kỷ luật, sạch sẽ, đúng giờ, thông minh, rụt rè, bị ức chế trong biểu lộ sự tức giận. – Viêm loét đại tràng mạn tính và đi lỏng ra máu. |
LPTL nâng đỡ, NTHV
Thuốc an thần, giải lo âu, kháng cholinergic và chống co thắt… Prednisolon ích lợi trong một số trường hợp.
|
Nôn, buồn nôn, táo bón, đi rửa, trào ngược dạ dày, h/c ruột kớch th | – Liên quan tới lo âu và lo sợ ám ảnh.
– Một trong những nét biểu hiện của dị ứng. |
LPTLNTHV, thư giãn, khí công.
Thuốc chống trầm cảm, giải lo âu.
|
Một số hệ thống khác | Loại nhân cách và biểu hiện | Điều trị |
Viêm da thần kinh |
– Chàm, vẩy nến gặp ở người bệnh bị nhiều stress và đặc biệt mất người thân, xung đột liên quan tới tình dục, kìm nén tức giận. | LPTL: thôi miên, thư giãn, NT-HV
Thuốc an thần, giải lo âu, chống trầm cảm Thuốc chống viêm, dị ứng…
|
Rối loạn chuyển hóa và nội tiết |
– Nhiễm độc giáp có thể xẩy ra sau một stress nặng, đột ngột.
– Tiểu đường thường kết hợp với lo sợ và lo âu mạn tính. – Trầm cảm làm thay đổi chuyển hóa hormon, đặc biệt hormon adrenocorticoide.
|
LPTLNTHV,thư giãn, thiền
Thuốc an thần, giải lo âu, chống trầm cảm. Thuốc đặc hiệu theo bệnh.
|
Đau đầu |
– Đau đầu căng thẳng do co thắt các cơ gáy gây giảm lưu lượng máu, thường kết hợp với lo âu và bị stress.
– Đau đầu migraines thường một bên, khởi phát do stress, tập luyện kéo dài, thức ăn giàu tyramine. |
LPTL thư giãn.
Thuốc giải lo âu.
|
- Kết luận.
- Tâm thần và cơ thể là một khối thống nhất.
- Không có con bệnh, chỉ có người bệnh.
- Sức khỏe là một mối liên hệ chặt chẽ giữa 3 mặt: cơ thể, tâm thần và xã hội.
- Điều trị không chỉ có thuốc mà còn phải có liệu pháp tâm lý và phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
- Dự phòng bệnh tật trước tiên là tác động vào môi trường (tự nhiên và xã hội), tiếp đến là tâm thần và cơ thể của mỗi người.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Việt. Tâm thần học, tr 109-115, NXBYH, Hanoi, Việt nam 1994.
- Nguyễn Minh Tuấn. Các rối loạn tâm thần, chẩn đoán và điều trị, tr 37-39, NXBYH , Hanội, Việt nam 2002
- APA, DSM IV 4th Edition, pp 675-678. APA 1400 k Street, N.W, Washington, DC 2005.
- Ey.H, Bernard.P, Brisset.CH. Manuel de Psychiatry, 6e Edition, pp 935-956. Masson,Paris, France 1989.
- Kaplan.H.J. Sadock’s.B.J. Synopsis ò psychiatry. 7th edition, pp 752-770 William & Wilkins 428 Eát Preston Street, Baltimore, Maryland 21202,USA 2004.
- Petit Larousse de la medecine. pp 753-754. Paris cedex 06, France, 1982
- WHO, ICD 10, 1992, F54, pp 179. GENEVA.
TTƯT, BSCK II Nguyễn Minh Tuấn
Khoa khám bệnh-BVĐK Tâm Anh
Nguyên phó viện trưởng VSKTT-BVBM
Nguyên giảng viên chính BMTT-ĐHYHN