A. DỊCH TỄ HỌC
Tỉ lệ mắc: 5% ở trẻ em, trai:gái= 2:1; 2,5% ở người lớn, nam:nữ = 1.6:1.
Nguy cơ & yếu tố tiên lượng:
- Khí chất: thiếu sự ức chế, thiếu kiểm soát hành vi, cảm xúc âm tính, tìm kiếm sự mới lạ.
- Môi trường: sinh nhẹ cân (<1,5 kg), mẹ hút thuốc lá, uống rượu khi mang thai, nhiễm độc thần kinh…
- Di truyền: nguy cơ cao ở thế hệ thứ nhất,
B. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
I./ Tồn tại dai dẳng sự giảm chú ý và/hoặc kích thích tăng động gây trở ngại cho hoạt động chức năng và phát triển, được đặc trưng bởi mục 1 và/hoặc 2 dưới đây:
- Giảm chú ý: có ≥ 6 triệu chứng sau với trẻ < 16 tuổi hoặc ≥ 5 triệu chứng với ≥ 17 tuổi & người lớn ; các triệu chứng giảm chú ý kéo dài ≥ 6 tháng và chúng không phù hợp với mức độ phát triển.
- Không tập trung được chú ý vào các chi tiết hoặc làm cẩu thả, sai bài tập ở trường, ở công việc hoặc trong các hoạt động khác.
- Thường khó duy trì được chú ý trong công việc hoặc các hoạt động khác.
- Thường không lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp (đầu óc để đi đâu ý, thậm chí chẳng có bất cứ việc gì gây mất chú ý).
- Thường không duy trì được tập trung nghe giảng và không thể hoàn thành được bài tập.
- Thường khó khăn trong tổ chức công việc hoặc các hoạt động.
- Thường tránh, ghét hoặc miễn cưỡng gắn bó với công việc đòi hỏi duy trì sự cố gắng tinh thần.
- Thường mất đồ vật cần thiết cho công việc hoặc các hoạt động (sách, bút, giấy, thước…).
- Thường bị phân tán bởi các kích thích bên ngoài.
- Thường quên các hoạt động hàng ngày (quên hẹn, việc nhà, chay loăng quăng…).
- Tăng động và hấp tấp : có ≥ 6 triệu chứng sau với trẻ < 16 tuổi hoặc ≥ 5 triệu chứng với ≥ 17 tuổi & người lớn ; các triệu chứng tăng động và hấp tấp kéo dài ≥ 6 tháng với mức độ không phù hợp với sự phát triển và tác động tiêu cực về mặt hoạt động xã hội, học tập, nghề nghiệp.
- Thường không ngồi yên, luôn động tay hoặc chân hoặc văn vẹo trên ghế.
- Thường không ngồi yên được một chỗ khi được yêu cầu.
- Thường chạy loang quang hoặc leo trèo trong những tình huống không thích hợp.
- Thường không thể chơi hoặc tuân thủ trong các hoạt động giải trí cần giữ yên lặng.
- Trong hoạt động trẻ thường hoạt động cứ như thể là bị lái bởi một cái máy.
- Thường nói quá nhiều
- Thường trả lời trước khi câu hỏi kết thúc.
- Thường khó khăn chờ đợi tới lượt.
- Thường ngắt lời hoặc hoặc can thiệp vào việc của người khác.
II./ Một số triệu chứng xung động tăng động hoặc giảm chú ý đã có trước tuổi 12.
III./ Các triệu chứng xung động tăng động hoặc giảm chú ý riêng biệt biểu hiện ít nhất ở 2 tình huống sau: ở nhà, ở trường; với bạn bè hoặc họ hàng; trong các hoạt động với những người khác.
IV./ Có bằng chứng rõ ràng rằng các triệu chứng làm cản trở hoặc giảm chất lượng chức năng nghề nghiệp, học tập hoặc xã hội
V./ Các triệu chứng không xẩy ra duy nhất trong tiến trình của TTPL hoặc Rl loạn thần khác và không được giải thích rõ ràng bởi RLTT khác như: RL lo âu, cảm xúc, phân ly, nhân cách, nhiễm độc chất hoặc hội chứng cai.
C. NGUYÊN NHÂN
ADHD được cho là do thiếu hụt Norepinephrine (NE) và dopamine (DA) ở vùng vỏ não trán trước
D. ĐIỀU TRỊ
- Liệu pháp tâm lý hành vi, bao gồm cả huấn luyện cho cha mẹ.
- Thuốc.
- Can thiệp và điều chỉnh ở trường học
Theo Viện đại học nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, với trẻ ≥ 6 tuổi việc kết hợp cả LP hành vi và thuốc là lựa chọn tốt nhất; với trẻ < 6 tuổi LP hành vi được khuyến cáo là lựa chọn hàng đầu trước khi thử nghiệm thuốc.
- Liệu pháp hành vi: mục đích học hoặc củng cố hành vi tích cực và loại trừ hành vi không mong muốn hoặc cản trở. LPHV có thể bao gồm huấn luyện cho cha mẹ, cho trẻ hoặc kết hợp cho cả 2. Thầy cô giáo cũng cần sử dụng LPHV để giúp đỡ giảm các hành vi gây cản trở trong lớp học.
Tại sao phải áp dụng LPHV trước khi sử dụng thuốc.
- LFV giúp cha mẹ những kỹ năng và chiến lược giúp con cái của họ.
- LPHV cho thấy tốt như sử dụng thuốc đối với trẻ.
- Trẻ nhỏ có nhiều tác dụng không mong muốn với thuốc hơn trẻ lớn.
- Tác dụng lâu dài của thuốc trên trẻ nhỏ chưa được nghiên cứu.
- Thuốc: thuốc là một lựa chọn có thể giúp kiểm soát một số hành vi cản trở dẫn tới rối loạn trước đây trong gia đình, với bạn bè và ở trường học.
Một số loại thuốc được FDA chấp thuận điều trị cho trẻ bị ADHD:
-
- Các thuốc kích thần
- Các thuốc không phải kích thần
a. Các thuốc kích thần: được sd rộng rãi, 70-80% trẻ giảm triệu chứng khi sd các thuốc này (methylphenidate: Ritalin, Concerta).
– Cơ chế tác động: làm tăng NE và DA ở vỏ não trán trước (ức chế thu hồi NE & DA ở khe sinap).
– Concerta viên 18mg, trẻ 6-12 tuổi: 18-54mg/ngày; 13 tuổi-người lớn: 18-72mg/ngày.
b. Các thuốc không phải kích thần: được áp dụng từ 2003.
– Atomoxetine (Strattera): thuốc ức chế thu hồi norepinephrine (noradrenaline) chọn lọc (NRI) chỉ được dùng cho ADHD.
– Reboxetine (edronax): thuốc CTC ức chế tái thu hồi NE, chỉ định CTC, ADHD…
– Venlafaxine (effexor): thuốc CTC ức chế thu hồi serotonine và norepinephrine (SNRIs), chỉ định CTC…
– Thuốc α2A adrenergic agonists: Clonidine tác động trên NE ở vỏ não trán trước, điều hoà các triệu chứng giảm chú ý, tăng động và xung động, được chỉ định điều trị tăng HA, ADHD, h/c cai CDTP, rượu, benzodiazepine hoặc thuốc lá…
- Can thiệp và điều chỉnh hành vi ở trường học.
BSCK II Nguyễn Minh Tuấn
Nguyên giảng viên chính BMTT-ĐHYHN
Nguyên phó Viện trưởng VSKTTQG
BS khoa khám bệnh-BVĐK TÂM ANH