Bạn biết gì về tâm trạng của những người chuyển đổi giới tính?
Chuyển giới tính nguyên phát (primery transsexuals, transsexual, chuyển đổi giới tính) được coi như suốt đời, RL nặng của nhận diện giới, không khoái cảm: không loạn dục. Họ luôn đau khổ về giới của họ và mong muốn mãnh liệt được phẫu thuật chuyển giới tính mặc dù họ biết rất tốn kém, giảm tuổi thọ trung bình 10 năm, phải dùng thuốc nội tiết suốt đời… và cuối cùng là chưa được pháp luật công nhận dẫn đến việc họ không được thay đổi lý lịch tư pháp từ giới tính cũ sang giới tính mới sau phẫu thuật và việc sinh hoạt, đi lại gặp nhiều trở ngại. Mong rằng với bài viết này giúp mọi người có cái nhìn về họ nhân văn hơn, không kỳ thị, phân biệt đối xử và ủng hộ để họ sớm được pháp luật công nhận, tạo điều kiện cho họ hòa nhập bình đẳng như bao người khác.
THUẬT NGỮ
– Sex : giới tính
– Gender : giới
– Thuật ngữ DSM-3 : Transsexualism (người chuyển giới tính)
– Thuật ngữ DSM-4 : Gender Identity Disorder (rối loạn nhận diện giới)
– Thuật ngữ DSM-5 : Gender Dysphoria (đau khổ về giới) được phân loại nguyên phát hoặc thứ phát.
KHÁI NIỆM
DSM-4
Gender Identity Disorder
DSM-5 DSM-5
Gender Dysphoria Non- Gender Dysphoria
Transsexual Transgender
LPTL LPTL
Phẫu thuật + Hormon Không can thiệp
– Disease (bệnh): là một tiến trình bệnh lý rõ ràng, có các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng. Bệnh là do các tác nhân bên ngoài.
– Disorder (rối loạn): là một rối loạn hoặc hư hỏng do ảnh hưởng của chức năng tâm thần hoặc cơ thể. Rối loạn là do các nguyên nhân bên trong.
– Disorder of Sex Development : tình trạng bẩm sinh, trong đó sự phát triển của NST, tuyến sinh dục, hoặc bộ phận sinh dục bất thường. Nó được gọi là tình trạng chuyển giới tính, lưỡng tính…
– Gender (giới): muốn nói về vai trò của giới (nam, nữ) về mặt xã hội, hành vi, các hoạt động và các đặc tính của mỗi một giới (sinh học, tâm lý, xã hội).
– Gender Identity: cảm nhận bên trong của mỗi người rằng họ là nam hay nữ.
– Gender expression: các biểu lộ ra bên ngoài thông qua ăn mặc, nói năng, giao tiếp…của giới đó
– Chuyển giới tính nguyên phát (primery transsexuals, transsexual, chuyển đổi giới tính) được coi như suốt đời, RL nặng của nhận diện giới, không khoái cảm: không loạn dục.
– Chuyển giới tính thứ phát: (transgender, chuyển giới) cũng có lịch sử lâu dài nhận diện giới nhập nhằng, tuy nhiên ở họ RL nhận diện theo hành vi chuyển giới, có khoái cảm: có loạn dục giả trang hoặc đồng tính…
– Chuyển giới (transgender): không phẫu thuật chuyển đổi bộ phận SD ngoài, không buộc phải đt hormon SD thay thế (không bao gồm chuyển đổi giới tính).
– Sex (giới tính): biểu lộ sinh học đặc trưng của một người (như NST, tuyến sinh dục, các bộ phận sinh dục trong và ngoài) là nam hay nữ hoặc cả 2 giới tính.
– Sexual orientation (định hướng giới tính): là một mô hình bền vững của cảm xúc, sự lãng mạn và/ hoặc sự hấp dẫn của một người với người khác giới (heterosexual), hoặc cùng giới (homosexual: gay/lesbian) ), hoặc cả 2 giới (bisexual).
– Transsexual (chuyển đổi giới tính): phẫu thuật chuyển đổi bộ phận SD ngoài, trong + điều trị hormon SD thay thế.
DỊCH TỄ HỌC RỐI LOẠN NHẬN DIỆN GIỚI TÍNH
– Ở người lớn: tỉ lệ với nam 0.005% – 0.014%
tỉ lệ với nữ 0.002% – 0.003%
– Ở TTN nam/nữ 1:1 tới 6.1:1
– Ở trẻ em tỉ lệ nam/nữ: 2:1 tới 4,5:1
TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN
GENDER DYSPHORIA
I./ Sự đau khổ về giới ở trẻ em (Gender Dysphoria in Children)
A. Sự không phù hợp rõ rệt giữa giới được biểu lộ với giới được thừa nhận trong thời gian ít nhất là 6 tháng, được biểu hiện ít nhất 6/8 tiêu chuẩn sau, trong đó phải có tiêu chuẩn 1.
- Mong muốn mãnh liệt, dai dẳng ở giới đối lập.
- Ưa thích mãnh liệt mặc quần áo của giới đối lập
- Ưa thích mãnh liệt đóng vai trò của giới đối lập
- Ưa thích mãnh liệt chơi đồ chơi, chò chơi của giới đối lập
- Ưa thích mãnh liệt chơi môn thể thao của giới đối lập.
- Khước từ mãnh liệt các đồ chơi, chò chơi cùng giới.
- Rất không thích giới tính giải phẫu của mình.
- Mong muốn mãnh liệt, đấu tranh để được sống với giới tính đã bộc lộ của mình.
B. Tình trạng kết hợp với biểu lộ đau khổ rõ rệt hoặc hư hỏng chức năng xã hội, học tập, hoặc các lĩnh vực hoạt động quan trọng khác.
II./ Sự đau khổ về giới ở thanh thiếu niên và người lớn (Gender Dysphoria in Adolescents and Adults).
A. Có sự không thích hợp rõ rệt giữa giới được biểu lộ và giới được thừa nhận, diễn ra ít nhất trong thời gian 6 tháng, được biểu lộ ít nhất 2/6 trong số các biểu hiện sau:
- Có sự không thích hợp giữa giới biểu lộ và giới tính được thừa nhận.
- Mong muốn mãnh liệt được thoát khỏi giới tính được thừa nhận do có sự không tương thích với giới được biểu lộ.
- Mong muốn mãnh liệt thay thế đặc tính của giới tính được thừa nhận thành giới đối lập.
- Mong muốn mãnh liệt được là giới khác.
- Mong muốn mãnh liệt được điều trị chuyển giới.
- Thuyết phục mạnh mẽ bằng cảm xúc và phản ứng của giới khác.
B. Tình trạng kết hợp với biểu lộ đau khổ rõ rệt hoặc hư hỏng chức năng xã hội, nghề nghiệp, hoặc các lĩnh vực hoạt động quan trọng khác.
ĐIỀU TRỊ
- Với trẻ em: Liệu pháp tâm lý gia đình, nhận thức hành vi, tránh kỳ thị trong gia đình và trường học (tâm lý giáo dục cho cha me, thầy cô, nhóm bạn, hỗ trợ trẻ, giảm stress cho trẻ và người thân).
- Với thanh thiếu niên: LPTL cá nhân, gia đình, điều trị nội tiết (làm chậm dậy thì), điều trị các RLtâm thần kèm theo (lo âu, trầm cảm….). Có thể nghĩ tới chuyển đổi giới tính cho TTN nếu sự đau khổ quá lớn, các biện pháp trên không kết quả.
- Với người lớn:
– Cần khám tư vấn bác sĩ tâm thần (vai trò rất quan trọng) có kinh nghiệm điều trị đau khổ về giới. Có hay không bệnh tâm thần đồng diễn (TTPL, RLCX).
– Đánh giá có hay không lịch sử đau khổ về giới từ lúc trẻ con đến TTN và tới hiện nay
– LPTL: nhận thức – hành vi, gia đình, trường học…
– Điều trị thuốc nội tiết (biến chứng khi sd lâu dài)
– Phẫu thuật chuyển giới tính + thuốc nội tiết - Điều kiện để được phẫu thuật chuyển đổi giới tính.
– Theo qui định của pháp luật mỗi nước.
– Có chứng nhận của BS Tâm thần xác nhận bị “đau khổ về giới” và không bị các RLTT nặng.
– Có chứng nhận đã trải qua liệu trình tư vấn, liệu pháp tâm lý bắt buộc nhưng đều thất bại (vẫn đau khổ về giới, vẫn muốn phẫu thuật).
– Có chứng nhận đã được điều trị hormon nhưng thất bại (vẫn đau khổ về giới, vẫn muốn phẫu thuật).
– Có đơn yêu cầu và cam kết của người bệnh và gia đình (nếu cần), 18 tuổi trở lên. - Điều kiện để được thay đổi hồ sơ tư pháp cá nhân sau khi đã chuyển đổi giới tính.
– Có xác nhận của BS phẫu thuật đã hoàn thiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính (đã cắt buồng trứng, tinh hoàn, đã phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục ngoài đúng với giới tính mới).
– Có đơn đề nghị cơ quan tư pháp cho phép thay đổi hồ sơ tư pháp cá nhân cho phù hợp với giới tính mới đã được BS phẫu thuật xác nhận.
TTƯT, BSCK II Nguyễn Minh Tuấn
Khoa khám bệnh-BVĐK Tâm Anh
Giảng viên chính BMTT-ĐHYHN
Phó Viện trưởng VSKTTQG
Địa chỉ khám bệnh: Phòng khám chuyên khoa Tâm thần
Giờ mở cửa:
- SĐT | Zalo: 0913 512 821
- Tại phòng khám: Thứ 2 – Chủ nhật từ 14:00 – 17:00
- Tại BV ĐK Tâm Anh: Thứ 2 – Thứ 7 từ 07:30 – 12:00
- SĐT | Zalo: 098 2045825
- Tại phòng khám: Chủ nhật: 09:00 – 11:00
- Tại Viện sức khoẻ tâm thần – Bệnh viện Bạch mai: Thứ 2 – Thứ 6 từ 07:30 – 16:30
Địa chỉ Phòng khám:
- Số 3A ngõ 46 (vào ngõ 44 rồi rẽ trái ngay là ngõ 46) phố Hào nam, phường Ô chợ dừa, quận Đống đa, Hà nội .