Lạm dụng các chất dạng AMPHETAMINE (ATS) thực trạng và giải pháp

MỞ ĐẦU
ATS (amphetamine, methamphetamine, ecstasy…) ngày càng phổ biến trên thế giới.
Sản xuất, tiêu thụ và tác hại của sử dụng ATS tăng mạnh trong thập kỷ qua.
Đường sử dụng: ice meth hút, viên meth/amph uống, bột meth/amph uống, hút, chích.
Mối liên quan giữa sử dụng ATS & HIV/AIDS, HBV, HCV& STDs: qua đường tình dục (MSM) & tiêm chích.
Mối liên quan giữa sử dụng, lạm dụng, nghiện meth/amph với các giai đoạn loạn thần nặng (hoang tưởng, ảo giác, kích động…).
Các rối loạn tâm thần đồng diễn với sử dụng meth/amph.

KHÁI NIỆM
Chất gây nghiện(CGN) là những chất tác động vào não, gây biến đổi hoạt động chức năng của não, nếu sử dụng lặp lại nhiều lần sẽ gây lệ thuoocjvaof chất đó (nghiện)
Chất ma tuý(MT) là những chất gây nghiện bị cấm theo qui định của tường nước
Phân loại chất gây nghiện(1):
– Theo nguồn gốc: tự nhiên, tổng hợp
– Theo luật pháp: hợp pháp & bất hợp pháp
– Theo tác dụng lâm sàng: gây yên dịu, gây kích thích, gây ảo giác

CÁC KHU VỰC SẢN XUẤT METH/AMPHETAMINE TRÊN THẾ GIỚI
1. Khu vực sản xuất Methamphetamine
Đông nam Á (đặc biệt Myanmar, Trung Quốc và Philippines).
Mexico và Bắc Mỹ (USA) (đặc biệt tiền chất nhập khẩu từ Canada Mexico)(24)
Mới đây: trung mỹ, có thể châu Phi(3), Nam Phi, Úc, New Zealand
2. Khu vực sản xuất Amphetamine
Châu Âu: Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, vùng Baltic
3. Khu vực sản xuất Ecstasy
Châu Âu, mới đây Đông và Đông Nam Á(2)
4. Các loại ATS bị bắt giữ từ 2000: khoảng 49% methamphetamine, 15% amphetamine, 14% MDMA.
2005:1/2 meth/amph bị bắt giữ ở Đông và ĐNÁ; 1/5 ở Bắc Mỹ, Tây & Trung Âu. MDMA: 27% châu Đại Dương; 20% Bắc Mỹ; 9% Đông, ĐNÁ(2).

SỐ NGƯỜI SỬ DỤNG METH/AMPHETAMINE TRÊN THẾ GIỚI
Theo đánh giá của UNODC vào năm 2006(2):
– 25 triệu người sử dụng meth/amphetamine, trong đó 15-16 triệu người sử dụng methamphetamine
– Sử dụng Canabis>ATS>CDTP hoặc Cocaine
– Lý do sử dụng: sáng tạo; tăng khả năng, kéo dài thời gian làm việc; giải trí; tăng tình dục..

DỊCH TỄ SỬ DỤNG METH/AMPH
Sd Meth/amphetamine đang tăng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt nam.
Nhiều nước còn thiếu hoặc chưa có số liệu dịch tễ: đường sử dụng, chất sử dụng, tuổi, giới, nghề nghiệp.
Tỉ lệ sử dụng Meth/amphetamine cao hơn ở các nước Đông & Đông Nam Á, Bắc Mỹ, Nam Phi, Úc, NewZealand, Châu Âu…
Tuổi sử dụng, tiêm chích Meth/amphetamine thường trẻ hơn chất dạng thuốc phiện.
Nghề: lái xe, học sinh, sinh viên, nghệ sĩ…
Rất có thể nguy cơ HIV(+) ở người chích Meth/amph cao hơn các chất khác?
Tình dục không an toàn (MSM), tiêm chích meth/amph tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, HBV, HCV…
Chất sử dụng, đường sử dụng liên quan nguy cơ lây nhiễm cao.

DỊCH TỄ SỬ DỤNG METH/AMPHE Ở ĐÔNG & ĐÔNG NAM Á
THÁI LAN
Chủ yếu dạng tinh thể & viên
Đường sử dụng chủ yếu: hút
Tỉ lệ: 0,6% (2006)(3)
Ở các cơ sở điều trị: 75% là meth/amph, 16% IDUs meth/amph(18)
1% dân Bangkok nghiện meth/amph (2001)(9)
49% IDUs ở Bangkok sd meth/amph (2004)(10)

VIỆT NAM
Chủ yếu dạng viên, tinh thể
Đường sử dụng chủ yếu: viên uống, tinh thể hút (4)
Tỉ lệ: 0,2% (2003)(3)
Ở các cơ sở điều trị: chủ yếu là chất dạng thuốc phiện; 88% tiêm chích (2004)(4); tỉ lệ rất cao tình dục ngoài luồng ở người sử dụng ma túy có HIV(+) được báo cáo ở lứa tuổi 16-30(11).
Có bằng chứng diễn ra đồng thời tiêm chích ma túy và tình dục nguy cơ cao ở một số thành phố(8).
Sử dụng Meth/amph gia tăng ở giới trẻ thành phố và nguy cơ lây nhiễm cao do tình dục không an toàn

NHẬT BẢN
Chủ yếu dạng tinh thể (crystal meth)
Đường sử dụng chủ yếu: tiêm chích
Tỉ lệ sử dụng: 0,3% dân số (2005)(3)
7% thanh thiếu niên điều trị ở trung tâm sử dụng meth/amph(12)
67% người lớn vào điều trị ở trung tâm đã tiêm chích meth/anph(4); 87% sử dụng chung bơm kim tiêm(13); 77% quan hệ tình dục với gái mại dâm(13).

TRUNG QUỐC
Sử dụng tăng mạnh ở vùng đông bắc(3,14)
2005: 14% người nghiện ma túy ghi nhận lần đầu là meth/amph, MDMA hoặc ketamine; 11% chích, 22% hút (tăng rõ rệt so với 2004)(14)
41% nhiễm HIV mới do sử dụng chung bơm kim tiêm; HIV không do chích (20%), do kết hợp với xăm da(6)

MỘT SỐ QUỐC GIA KHÁC
Hàn quốc & Philippines: 2/3 vào cơ sở điều trị sử dụng meth/amph (2004)(3,15). Nghiên cứu mới ở Philippine, chích meth/amph gia tăng + Nalbuphine hydrochloride(16).
Singapor: 0,005% (2004); 55% ở cơ sở đt (2006) (3,4)
Taiwan: 0,6% (2005)(9), ở cơ sở điều trị 1/3 sd amph (2006); xăm là nguy cơ nhiễm HCV cao ở người sử dụng amph trong trại giam (23%)(6)
Các nước này: hút là chủ yếu
Cambodia: 0,6% (2004)(2), 24% sống ở đường phố/cư trú Phnom Penh,12% chích(17)
Laos: 0,7% (2006)(2)
Malaysia: 0,7% (2005)(2)
Indonesia: 0,3% (2005)
Myanmar: 0,2% (2005)(2)
USA: 1,8% (2005)(2); 9,2% trong cơ sở điều trị (2005)(25); 10% MSM (2002)(19); 21% IDUs vào điều trị (2003)(26); 9%F IDUs có HIV(+), 75%F IDUs có HCV(+) (2004)(5); 44% IDUs có HCV(+) (2002)(27). Các bang phía tây chủ yếu dạng tinh thể, giữa tây dạng bột.
Canada: 0,8% (2004)(2); 7% IDUs (2004)(20), 27% thanh thiếu niên (2001-2005)(21) vào cơ sở điều trị.
Pháp: 0,2% (2000)(7)
Đức: 0,9% (2004)(22)
Italy: 0,6% (2003)(23)
Anh: 1,5% (2004)(7)
Tây Ban Nha: 1% (2005)(2)
Hà lan: 0,6% (2001) (7)
Bỉ: 0,8% (2001)(2)

TÁC ĐỘNG, TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN, TÁC HẠI CỦA METH/AMPHETAMINE(1)
1. METH/AMPHETAMINE: kích thần; Meth tác dụng mạnh và kéo dài hơn amph. Dạng viên, bột, tinh thể (uống, hút, hít, chích).
– Tác động: tăng năng lượng, khoái cảm, chống buồn ngủ, dễ bị kích thích, tăng tự tin, thân thiện, tăng tình dục, giảm khẩu vị, mạch nhanh, HA tăng,…
– Tác dụng không mong muốn:
+ Cơ thể: vã mồ hôi, trống ngực, đau đầu, run, tăng thân nhiệt.
+ Tâm thần: bồn chồn, lo âu, chóng mặt, dễ bị kích thích, lú lẫn, kích động, hoang tưởng
+ Nhiễm độc tim mạch: mất nhịp tim, nhồi máu cơ tim cấp, bệnh cơ tim.
+ Nhiễm độc mạch máu não: đột quị, chảy máu não, phình mạch não
– Tác hại: gây nghiện
+ Cơ thể: suy kiệt,
+ Tử vong do tai biến tim mạch, não, quá liều, tự sát, giết người, tai nạn giao thông…
+ Tâm thần: loạn thần giống TTPL paranoid, lú lẫn, kích động, hoang tưởng
+ Nhiễm HIV, HBV, HCV, lao, STDs…
+ Kinh tế – Xã hội – Việc làm – pháp luật – quan hệ.

2. ESTASY (MDMA, THUỐC LẮC): gây nghiện, kích thần giống meth/amph và gây ảo giác
– Tác động: giống & khoái cảm hơn meth/amph và gây ảo giác
– Tác dụng không mong muốn: giống meth/amph.
– Tác hại: tương tự như meth/amph

3. TIỀN CHẤT: ephedrine, pseudoephedrine

4. HỘI CHỨNG CAI ATS(1)
– Các triệu chứng tâm thần là chính: thèm muốn sử d, mệt mỏi, dễ bị kích thích, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung
– Các triệu chứng cơ thể nhẹ: vã mồ hôi, tăng khẩu vị, mệt mỏi
– Không cần điều trị hội chứng cai cơ thể.
– Người nghiện thường đi khám và điều trị vì trạng thái loạn thần nặng (nhiễm độc).

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TUÝ VÀ RƯỢU THEO ICD – 10(1)
Có ít nhất 3/6 biểu hiện sau, diễn ra trong bất cứ thời điểm nào trong 12 thángqua.
1. Thèm muốn mãnh liệt sd CMT.
2. Mất khả năng kiểm soát sd CMT.
3. Ngừng/giảm đáng kể liều đang sd xuất hiện hội HC cai.
4. Liều MT sd ngày càng tăng.
5. Luôn tìm kỳ được CMT, sao nhãng n/vụ và sở thích.
6. Biết hoặc có tác hại nặng nề vẫn tiếp tục sd.

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN SỬ DỤNG CHẤT (Critères de diagnostique DSM-5)

Chẩn đoán RLSDC theo các tiêu chuẩn sau:
– Hư hỏng kiểm soát sử dụng (Impairement du control de l’utilisation).
– Hư hỏng xã hội (Impairement social).
– Sử dụng nguy cơ (l’utilisation risqué).
– Tiêu chuẩn dược lý (Critères pharmacologiques).
– Xẩy ra bất cứ thời điểm nào trong vòng 12 tháng qua (à un moment quelconque d’une periode continue de 12 mois).

Nhóm 1 (1-4): hư hỏng kiểm soát sử dụng – Groupe 1: Impairement du control de l’utilisation).
1. Mất kiểm soát việc sử dụng (số lượng lớn và thời gian lâu hơn mong muốn).
2. Mong muốn dai dẳng giảm liều (khó khăn ngừng sử dụng mặc dù cố gắng nhiều lần)
3. Luôn giành thời gian tìm kiếm kỳ được chất, sử dụng chất.
4. Thèm muốn mãnh liệt, thôi thúc không thể làm gì khác được hơn là phải sử dụng chất

Nhóm 2 (5-7): hư hỏng chức năng xã hội – Groupe 2: Impairement social
5. Sử dụng chất tái diễn gây (mất việc, bỏ học, bỏ việc nhà…)
6. Tiếp tục sử dụng mặc dù có hậu quả về quan hệ xã hội, con người
7. Các hoạt động sáng tạo, nghề nghiệp, xã hội bị giảm hoặc mất do sử dụng chất

Nhóm 3 (8-9): sử dụng nguy cơ – Groupe 3: l’utilisation risqué
8. Sử dụng nguy hiểm cho cơ thể
9. Vẫn tiếp tục sử dụng mặc cho đã biết có các vấn đề tâm lý, cơ thể tồn tại, tái diễn

Nhóm 4 (10-11): tiêu chuẩn dược lý – Groupe 4(10-11)Critères pharmacologiques
10. Dung nạp
11. Hội chứng cai

Tiêu chuẩn thời gian: các triệu chứng trên diễn ra bất kỳ thời điểm nào trong vòng 12 tháng qua (à un moment quelconque d’une periode continue de 12 mois).

Degrée de sevérité:
– légère: 2-3 critères
– modérée: 4-5 critères
– grave: 6-11 critères
Mức độ:
– Nhẹ: có từ 2-3 tiêu chuẩn
– Trung bình: có từ 4-5 tiêu chuẩn
– Nặng: có từ 6 tiêu chuẩn trở lên

Các đặc trưng khác:
Spécification de l’évolution:
– Thuyên giảm sớm: trước 12 tháng
Rémission précoce: avant 12 mois
– Thuyên giảm bền vững: sau 12 tháng
Rémission durable: après 12 mois
– Liệu pháp duy trì, đối kháng:
Traitement agoniste ou antagoniste (methadone, buprenorphine, naltrexone…)
– Trong môi trường được bảo vệ: trại giam
En environement protégé: prison…

CODE – Mã hoá
Mã hoá: VD 305.70 (F15.10) rối loạn sử dụng methamphetamine nhẹ. 304.00 (F11.20) rối loạn sử dụng heroin nặng. Các chất không được xếp vào trong phân loại các CGN (VD như các hormone tăng trưởng: anabolic steroids) được mã hoá vào mục “RL sử dụng chất khác”, 305.90 (F19.10) rối loạn sử dụng hormone tăng trưởng nhẹ. Hoặc không biết sử dụng chất gì mã 304.90 (F19.20).

ĐIỀU TRỊ
– Điều trị rối loạn tâm thần do sd meth/amph hoặc RLTT đồng diễn ở các BVTT/ ở cộng đồng: thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm…
– Điều trị các bệnh cơ thể kết hợp
– Điều trị chống tái nghiện:
+ Điều trị thay thế bằng dexamphetamine ?.
+ Liệu pháp tâm lý: LPTL nhận thức hành vi, LPTL gia đình, phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động…lâu dài tại cộng đồng

GIẢI PHÁP
Phải tiến hành đồng thời:
– Giảm cung: kiện toàn pháp luật, nâng cao năng lực, phương tiện của các cơ quan chức năng liên quan (toà án, công an, hải quan, biên phòng, y tế: qui chế kê đơn thuốc có tiền chất, CGN …)
– Giảm cầu: giáo dục, truyền thông
– Giảm hại: tại BVTT, tại cộng đồng
– Phòng chống tham nhũng.

 

TTƯT, BSCK II Nguyễn Minh Tuấn

Khoa khám bệnh – BVĐK Tâm Anh

Nguyên giảng viên chính bộ môn Tâm thần – ĐHYHN

Nguyên phó Viện trưởng Viện sức khoẻ Tâm thần

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Tuấn. Chẩn đoán và điều trị trạng thái lệ thuộc. NXBYH 2011, 430 trang.
2. United Nations Office on Drugs and Crime. World Drug Report 2006. Vienna:United Nations,2007.
3. United Nations Office on Drugs and Crime Regional Centre for East Asia and the Pacific. Patterns and trends ò amphetamine type stimulants (ATS) and ather drugs of abuse in East Asia and the Pacific 2006. Bangkok: United Nations Office on Drugs and Crime Regional Centre for East Asia and the Pacific, 2007.
4. Matsumoto T, Kamijo A, Miyakawa T, Endo K, Yabana T, Kishimoto H, et al. Methamphetamine in Japan: the consequence of methamphetamine abuse á a function of route of administration. Addiction 2002; 97(7):809-17.
5. Lorvick J, Matinez A, Gee L, Kral AH. Sexual and injection risk among women who inject methamphetamine in San Francisco. Journal of Urban Health 2006; 83(3): 497-505.
6. Lai SW, Chang WL, Peng CY, Liao KF. Viral hepatitis among male amphetamine inhaling abusers. Intern Med J 2007; 37(7): 472-7.
7. European Monitoring Centre for Drugs and Drug Addition. EMCĐA Statistical bulletin 2006. Lisbon: European Monitoring Centre for Drugs and Drug Addition, 2006.
8. UNAIDS. AIDS epidemic update: December 2006. Geneve:UNAIDS, 2006.
9. Bohning D, Suppawattanabodee B, Kusolvisitku W, Viwatwongkasem C. Estimating the number of drug users in Bangkok 2001: A capture-recapture approach using repeated entries in one list. European Journal of Epidemiology 2004; 19:1075-1083.
10. Wattana W, van Griensvenb F, Rhucharoenpornpanicha O, Manopaiboonb C, Thienkruab W, Bannathama R, et al. Respondent-driven sampling to assess characteristics and estimate the number of injection drug users in Bangkok, thailand. Drug and Alcohol Dependence 2007:90: 228-233.
11. Nguyen T, Hoang L, Pham V, Detels R. Risk factors for HIV-1 seropositivity in drug users under 30 years old in HaiPhong, Vietnam. Addition 2001;96:405-413.
12. Miura H, Fujiki M, Shibata A, Ishikawa K. Prevalence and profile of methamphetamine users in aldolescents at a juvenile classification home. Psychiatry and Clinical Neurosciences 2006;60(3):352-7.
13. Wada K, Greberman SB, Konuma K, Hirai S. HIV and HCV infection among drug users in Japan. Addition 1999:94(7):1063-1069.
14. National Surveillance Centre on Drug Abuse. 2005 Annual report on drug abuse of China. Beijing: National Institute on Drug Dependence, Peking University,2006.
15. Tsay W. Highlights of AMCEWG meeting 2006. Taipei: Taiwan National Bureau of Cotrolled Drugs, 2006.
16. Dangerous Drugs Board. A pilot study on nalbuphine hydrochloride abuse in Cebu and metro Manila: Dangerous Drugs Board of the Philippine, 2005.
17. Mith Samlanh. Survey of Substance User among Young People on the streets of Phnom Penh, August 2006. Phnom Penh, Cambodia, Mith Samlanh, 2006.
18. Van Griensvan F, Keawkungwal J, Tappero JW, Sangkum U, Pitisuttihum P, Vanichseni S, et al. Lack of increased HIV risk behavior among injection drug users participating in the in the AIDSVAX B/E HIV vaccine trial in Bangkok, Thailand. AIDS 2004;18(2):295-301.
19. Buchacz K, McFarland W, Kellogg TA, Loeb L, Homlberg SD, Dilley J, et al. Amphetamine use is associated with increased HIV incidence among men who have sex with men in San Francisco. AIDS 2005;19(13): 1423-4.
20. Fairbairn N, Kerr T, Buxton JA, Montaner JS, Wood E. Increasing use and associated harms of crystal methamphetamine injection in a Cândien setting. {Short Communication}. Drug and Alcohol Dêpndence 2007; 88(2-3) 2007:313-316.
21. Callaghan RC, Brands B, Taylor L, Lentz T, et al. The clinical characteristics of adolescents repoting methamphetamine as their primary drug of choice: an examination of youth admitted to inpatient substance abuse treatment in northern British Columbia, Canada,2001-2005. Journal of Aldolescent Health 2007;40(3):286-9.
22. EMCDDA. 2005 REITOX National Report on the Drug situation in Germany. Lisbon: EMCDDA, 2005.
23. EMCDDA. 2005 REITOX National Report on the Drug situation in Italy. Lisbon: EMCDDA, 2005.
24. Maxwel JC, Rutowski B. Methamphetamine in North America. Drug and Alcohol Review under review.
25. Office of Applied Studies. Treatment Episode Data Set(TEDS) Highlights-2005. In: Administration SAaMHS, editor. National Admissions to Substance Abuse Treatment Services,DASIS Series. Rockville, 2006.
26. Maxwell JC, Cravioto P, Galvan F, Cortes Ramirez M, Wallisch LS, Spence RT. Drug use and risk of HIV/AIDS on the Mexico-USA border: a comparison of treatment Admissions in both countries. Drug and Alcohol Dêpndencs 2006; 82 Supplement 1/2006:S85-S93.
27. Golzales R, Marinelli-Casey P, Shoptaw S, Ang A, Rawson RA. Hepatitis C virus infection among methamphetamine dependent individuals in outpatient treatment. Journal of Substance Abus Treatment 2006;31(2):195-202.

Bài viết liên quan