Lo âu và trầm cảm ở bệnh nhân Ung thư

Sức khoẻ tâm thần liên quan tới ung thư thường gặp là: rối loạn stress sau sang chấn, lo âu, nhất là trầm cảm

Sang chấn tâm lý không gây ung thư

Sang chấn tâm lý luôn đồng diễn cùng với bệnh nhân ung thư trong suốt quá trình bệnh, từ lúc phát hiện cho tới khi mất.

Những người đương đầu tốt với sang chấn tâm lý sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư.

Lo âu và trầm cảm có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và gia đình của họ.

Bệnh nhân ung thư có thể bị trầm cảm ở các mức độ khác nhau.

Chắc chắn có các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm nặng ở những bệnh nhân ung thư (tuổi, giới, kinh tế-xã hội, việc làm, gia đình, triệu chứng cơ thể cơ thể, tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị…

Cần sàng lọc để tìm ra những bệnh nhân ung thư cần được giúp đỡ.

– Bệnh nhân ung thư phải đương đầu với nhiều nỗi sợ hãi theo tiến triển của bệnh như­ sợ chết trong đau đớn, “sự biến dạng”, tàn tật, phụ thuộc vào người khác, gánh nặng cho gia đình… Những hậu quả tâm lý của sự hiểu biết như­ vậy tùy thuộc vào cấu trúc nhân cách, chất lượng hòa nhập nghề nghiệp, xã hội, môi tr­ường, gia đình và tình trạng sức khỏe khi phát hiện ra bệnh.

– Sự sợ hãi đau đớn thường gặp có thể là nguyên nhân của lo âu và trầm cảm.

– Ngoài đau đớn ra, sự tàn phế chức năng và những hậu quả tâm lý xã hội, đặc tính không chữa được của bệnh, các liệu pháp không có hiệu quả (liệu pháp hóa học, tia X, xạ trị, hormon, phẫu thuật cắt bỏ) là những nguyên nhân thường gặp khác của những tình trạng trầm cảm phản ứng.

– Trầm cảm cũng có thể là biểu hiện đầu tiên nguyên phát hoặc thứ phát của hệ thần kinh hoặc của một tiến trình cận ung thư.

– Từ ung thư gợi tới hình ảnh tử vong: đối với nhiều ng­ười nó chứng tỏ chắc chắn sớm hay muộn sẽ chết và chết trong những điều kiện bi thảm.

 

CÁC SỐ LIỆU DỊCH TỄ

– Trầm cảm thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh ung thư.

– Massie và Holland [9]: 25% bn nhập viện vì ung thư bị trầm cảm điển hình hoặc rối loạn sự thích ứng với khí sắc trầm. Thường gặp hơn ở những bn có tiền sử bị trầm cảm hoặc nghiện rượu, giai đọan tiến triển của bệnh ung thư, không kiểm soát được các cơn đau, điều trị các bệnh kết hợp gây trầm cảm.

– Petty và Noyes [10]: gần 25% các bn ung thư nhập viện cần được điều trị tâm thần, trong đó nguy cơ trầm cảm là chủ yếu, liên quan tới mức độ nặng của triệu chứng ung thư, sự tiến triển nhanh, mau tử vong.

– Derogatis và cs [3]: 47% rối loạn tâm thần ở bn ung thư trong đó 68% có rối loạn tram cảm hoặc lo âu phản ứng, 13% có rối loạn trầm cảm điển hình, 8% có hội chứng lú lẫn phần lớn do thầy thuốc gây ra, đôi khi thứ phát do di căn não hoặc rối loạn chuyển hóa.

– Đau đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện rối loạn lo âu và trầm cảm. Ung thư được quan niệm như­ một bệnh cực kì đau đớn và đau xuất hiện như­ là một biến chứng đáng sợ nhất.

– Breitbatt [1]: 15% bn ung thư không có di căn có bị đau, trong các giai đọan tiến triển 60 – 90% than phiền bị đau rất dữ dội và trên 25% chết trong đau đớn không kiểm soát được.

– Trong số các bn có biến chứng tâm thần gần 40% bị đau đớn so với chỉ có 19% ở nhóm không bị rối loạn tâm thần [3].

 

CHẨN ĐOÁN

Có nhiều triệu chứng chung cho trầm cảm và ung thư nhất là khi có mặt sự suy giảm chức năng liên quan tới đau: rối loạn giấc ngủ, mất khẩu vị, gầy sút cân, suy nhược, giảm quan tâm hứng thú, tuyệt vọng. Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất ở bn ung thư.

– Cần phân biệt sự mệt mỏi trong trầm cảm là không  được cải thiện khi nghỉ.

– Các triệu chứng tâm thần đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định trầm cảm và hướng tới điều trị (buồn rầu, mất hy vọng, cảm giác tội lỗi, mất phẩm giá, vô tích sự, ý tưởng tự sát…).

– Hiếm khi gặp trầm cảm đơn thuần, thường kết hợp với triệu chứng dễ cáu gắt, phủ định bệnh, lo âu …

– Nguy cơ tự sát thường gặp ở giai đọan phát hiện bệnh, giai đoạn cuối của bệnh, khi những cơn đau dữ dội không kiểm soát được.

 

CHẨN ĐOÁN TRẦM CẢM (theo ICD-10)

Tiêu chuẩn chính:

     – Khí sắc trầm.

     – Mất mọi quan tâm thích thú.

     – Giảm năng lượng, thường mệt mỏi, giảm hoạt động.

 Tiêu chuẩn phụ:

     – Giảm tập trung, giảm chú ý (tư duy bị ức chế).

     – Giảm tính tự trọng và hem tự tin.

     – Ý tưởng bị tội và không xứng đáng.

     – Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan.

     – Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại, hoặc tự sát.

     – Rối loạn giấc ngủ.

     – Ăn kém ngon miệng hoặc ăn vô độ (trọng lượng cơ thể thay đổi > 5% trong 1 tháng).

Trầm cảm nhẹ Trầm cảm vừa Trầm cảm nặng
Tiêu chuẩn chính Ít nhất 2 Ít nhất 2 Ít nhất 2
Tiêu chuẩn phụ Ít nhất 2 3 hoặc 4 Ít nhất 4
Độ nặng triệu chứng Không có triệu chứng nặng Có thẻ có vài triệu chứng nặng Tất cả các triệu chứng
Thời gian của triệu chứng Ít nhất 2 tuần Ít nhất 2 tuần 2 tuần hoặc ít hơn

 

TỈ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM THAY ĐỔI THEO CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH UNG THƯ

  1. Trầm cảm có trước phát hiện ung thư

– Các kết quả nghiên cứu dịch tễ rất trái ngược. Một số tác giả thấy tỉ lệ tử vong cao của ung thư ở giai đoạn tiến triển của trầm cảm, số khác thấy không có sự khác biệt so với dân số chung.

– Theo Greer [6] và Hardy [7] rối loạn trầm cảm có thể có trước ung tư và làm thuận lợi thêm ung thư.

– Trầm cảm có thể là biểu hiện đầu tiên của một tiến trình đã diễn ra (giả thuyết).

– Shekelle và cs [11] đã thấy ở 2010 đàn ông có một sự kết hợp có ý nghĩa thống kê giữa biểu hiện trầm cảm và tử vong do ung thư.

– Các nghiên cứu cổ điển chỉ ra rằng một số ung thư thường có trước trầm cảm, ví dụ ung thư tụy. Theo y văn [5] 50% bn có rối loạn lo âu hoặc trầm cảm trước khi phát hiện ung thư tụy.

  1. Trầm cảm trong giai đoạn phát hiện ung thư

Các thăm dò chẩn đoán xác định:  sau khi trải qua các xét nhiệm bổ xung và chờ đợi kết quả có một số tình huống stress ít nhiều phải chịu đựng:

– Từ chối các hoạt động dự án.

– Loại ung thư: ruột, tụy thường có loaa và tầm cảm kết hợp hoặc ở nhừng người kinh tế xã hội thấp kém.

Những hậu quả của bệnh ung thư:  đau đớn và suy giảm chức năng, đau là biến chứng sợ hãi nhất của ung thư. 90% các rối loạn tâm thần là những phản ứng với các biểu hiện của bệnh hoặc của điều trị [3,9].

– Các tiến trình bệnh lý khác: sự hiện diện của một hội chứng nội tiết cận ung thư, tổn thương hệ thần kinh trung ương, xuất hiện di căn, rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch có thể gây ra trầm cảm.

– Một số nghiên cứu cho biết tần số rất lớn các rối loạn trầm cảm trong các gia đình có người bị ung thư [4], nhất là cha mẹ của những trẻ bị ung thư.

– Trầm cảm tiếp tục là một phản ứng tâm lý với bệnh ung thư.

– Nguyên nhân có nhiều và phải cẩn trọng.

+ Thông báo một bệnh chết người hoặc sống như chết đây là một stress với bệnh nhân (phủ định, không tin vào chẩn đoán, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, ăn không ngon, cáu giận, tự sát…). Bn luôn mất tập trung, tư duy luôn bận tâm về bệnh ung thư ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày, các dự án trong tương lai. Các phản ứng cảm xúc này có khuynh  hướng mờ nhạt đi sau vài tuần.

+ Sự biến mất hoặc giảm các triệu chứng được thuận lợi nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, của những qui định điều trị phù hợp.

+ Những can thiệp về tâm thần ở giai đoạn này hiếm. Việc chỉ định thuốc ngủ, giải lo âu, thư giãn cho phép giảm bớt các rối loạn và tránh các biến chứng.

  1. Trầm cảm trong giai đoạn điều trị:

Giai đoạn điều trị có thể cảm thếy đặc biệt. Phần lớn các bn có các phản ứng lo âu và trầm cảm vào thời điểm thông báo chẩn đoán và được cải thiện khi một chiến lược điều trị ®đươc thiết lập cho họ là nguồn cổ vũ hy vọng mới cho họ. Một nghiên cứu trên 200 phụ nữ bị ung thư vú khẳng định kết quả này: kết quả cho thấy các rối loạn tâm thần cao hơn trước khi can thiệp. Trong nghiên cứu này phẫu thuật được tiến hành (với hoặc không cắt bỏ vú) không liên quan vơi sự xuất hiện của trầm cảm [8]. Các kết quả này cũng được khăng định trong các nghiên cứu trước đó.

– Tuy nhiên việc áp dụng một số điều trị có thể góp phần làm trầm cảm tái phát hoặc làm trầm trọng thêm biểu hiện trầm cảm: do tác dụng không mong muốn quá trầm trọng (rụng tóc, nôn không kiềm chế được, bỏng rát, mệt mỏi, khô niêm mạc…) hoặc hậu quả tâm lý của phẫu thuật “cắt cụt” hoặc những hậu quả sinh học gây trầm cảm của liệu pháp. Mặt khác, nơi điều trị bn ung thư, đặc tính gây lo âu ở các phòng xạ trị góp phần duy trì tình trạng bị stress.      

– Phẫu thuật thường ở thời kỳ xâm nhập (căt bỏ thanh quản, căt vú, mở hậu môn nhân tạo, cắt cụt chi, cắt bỏ tinh hoàn…).

– Mỗi loại cắt bỏ đặt ra vấn đề đặc trưng. Hậu quả tâm lý phụ thuộc đặc tính có thể thấy được của việc cắt bỏ: vị trí, hậu quả chức năng và sinh lý. Những biến chứng tâm thần có thể hạn chế được nếu bn đã được chuẩn bị tâm lý tốt cho phẫu thuật (thông tin, nhóm bệnh nhân tương trợ, liệu pháp tâm lý nâng đỡ…). Sau phẫu thuật cũng cần dự phòng biến chứng trầm cảm (môi trường tâm lý, giáo dục, tái thích ứng…).

4 . Trầm cảm trong giai đoạn kiểm soát tái phát:

 Việc kiểm tra đều đặn tình trạng lâm sàng, làm lại các xét nghiệm bổ sung đặt bn trong một tình trạng stress, nó có thể dẫn tới rối loạn sự thích ứng, thậm chí tái phát trầm cảm.

  1. Trầm cảm trong giai đoạn cuối:

 Các bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển của bệnh tạo nên một nhóm rất dễ bị tổn thương vì đau đớn và suy kiệt.

  Những bệnh nhân ở giai đoạn này hoàn toàn mất tự chủ, hoàn toàn phụ thuộc. Gần 25% các bn ung thư ở giai đoạn này có rối loạn trầm cảm. Tỉ lệ này cao hơn gấp 3 lần ở giai đoạn tiến triển.

  Chăm sóc bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt việc sử dụng tốt hơn điều trị giảm đau và chú ý tới chất lượng cuộc sống.

 

ĐIỀU TRỊ

  1. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý.

– Liệu pháp tâm lý nâng đỡ là cơ bản, kết hợp chặt chẽ với  liệu pháp nhận thức-hành vi và liệu pháp gia đình gia đình.

– Cần thiết ở các giai đọan khác nhau của bệnh.

– Kỹ thuật nhận thức hành vi: thư giãn, phản hồi sinh học, giải mẫn cảm có hệ thống, làm chủ các stress.

  1. Điều trị bằng thuốc:

– Thuốc chống trầm cảm có 3 ích lợi: ngoài tác dụng bình ổn khí sắc còn có đặc tính giảm đau và làm tăng hiệu quả giảm đau của morphine.

– Thuốc an thần kinh: ít tác dụng giảm đau, chỉ yên dịu và chống nôn.

– Thuốc giải lo âu: còn có tác dụng chống nôn, giảm đau.

– Các thuốc dạng thuốc phiện: giảm đau yên dịu: Morphine, Fentanyl, Methadone, Buprenorphine (Temgesic, Subutex).

 

KẾT LUẬN

– Trầm cảm thấy ở 20 – 25% bn bi ung thư.

– Tỉ lệ tăng khi không kiểm soát được đau  và tình trạng chung.

– Các giai đoạn của ung thư liên quan với các giai đoạn trầm cảm, thậm chí tự sát.

– Các phương pháp điều trị: LPTL, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, có thể làm giảm tỉ lệ trầm cảm ở các bn bị ung thư.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Breitbart W. Diagnosis and treatment of psychiatric complications in the cancer patient with pain. In R. B patt. Cancer pain, Philadelphia, J. B Lippincotf company, 1993: 209 – 233.
  1. Carroll B. J, Kathol R.G, Noyes R et al. Soueming for depression and anxiety in cancer patients using the hospital anxiety and depression scale. Gen hospital Psychiatry, 1993, 15 (2): 69 – 74.
  2. Derogatis L. R, Morrow G, Feting J et al. The prevalence of psychiatric disorders among caner patients. JAMA, 1983, 249, 751 – 757.
  3. Given B, Given CW, Patients and family caregiver reaction to new and recurrent breast cancer. J Am + Med Wom Assoc, 1992, 47 (5). 201 – 206.
  4. Green A. I, Austin C. P. Psychopathology of pamereatic cancer. A psychobiologic probe. Psychosomaties, 1993, 43 (3): 208 – 221.
  5. Greer S. Cancer and mind. Br J. Psychiatry, 1983, 143: 535 – 543.
  6. Hardy P. Epidemiological des associations entie troubles mentaux et affections organiques. Encyd MÐd Chir (Paris, France), Psychiatrie, 37402 A10, 11 – 1988, 6 pages.
  7. Lee M. S, Love S. B, Mitchell J. B et al. Mastectomy or conservation for early breast cancer: psychological morbidity. Eur J cancer, 1985, 56; 2337 – 2339.
  8. Massie M. J, Holland J. C. Depression and cancer patient. J . Clin. Psychiatry. 1990, 51: 12 – 19.
  9. Petty F, Noyes R. Depression in Cancer. Bio psychiatry, 1981, 16: 1203 – 1221.
  10. Shekelle R. B, Raynor W. J, Ostfeld A. M Ðt al. Psychological depression and 17 years risk of death from cancer. Psychosom Med. 1981, 43, 117 – 125.

 

TTƯT, BSCK II Nguyễn Minh Tuấn

Khoa khám bệnh-BVĐK Tâm Anh

Nguyên phó viện trưởng VSKTT-BVBM

Nguyên giảng viên chính BMTT-ĐHYHN

Bài viết liên quan