- Perinatal: là giai đoạn xung quanh kỳ sinh, bao gồm suốt quá trình mang thai cho tới năm đầu sau sinh
- Postpartum: sau sinh hay hậu sản
- Baby blues: thường là biểu hiện RL tâm lý trong 2-3 tuần đầu sau sinh.
KHÁI NIỆM
- Thai-sản: biến đổi sinh học-nội tiết và tâm lý nên dễ gây RLTT và cơ thể
- Sự kết hợp SCTL, xã hội và sinh học.
- Yếu tố nguy cơ: nhân cách, tiền sử gia đình và bản thân bị RLTT, sự nhạy cảm với thay đổi hormon
NGUYÊN NHÂN
Những RLTT thường gặp gđ thai-sản:
1. RL lo âu thai-sản: 6% mang thai, 10% sau sinh.
2. RL trầm cảm thai-sản: 15% sau sinh.
3. PTSD sau sinh: 1-6% sau sinh.
4. OCD sau sinh: 3-5% sau sinh, thường do chẩn đoán sai trước đó.
5. Loạn thần sau sinh: 1%, thường trong 4 tuần đầu.
DỊCH TỄ
- Các RL tính cách nhẹ và các t/c tâm căn.
– Lo sợ về thai nhi, RLTKTV.
– Vai trò của người thân rất quan trọng. - Các biểu hiện của RL phân ly.
– Nhân cách bệnh histeria. - Các triệu chứng tâm thể về tiêu hoá.
- Các biểu hiện của lo âu, trầm cảm(thường gặp quí đầu và cải thiện tháng cuối, có thể tái phát sau sinh). TTPL giảm khi mang thai, tái phát sau sinh
RLTT KHI MANG THAI
Các đặc điểm:
– Xảy ra trong vòng 6 tuần đầu sau sinh.
– Thường gặp ở những người sinh con so
– Thường xuất hiện vào những thời điểm:
+ Lên sữa (hội chứng ngày thứ 3).
+ Cai sữa.
+ Có kinh trở lại.
– Biểu hiện: RL lo âu, trầm cảm, loạn thần
RLTT SỚM SAU SINH
- Hội chứng ngày thứ 3:
– Biểu hiện: suy nhược, khóc lóc, lo âu, phàn nàn nghi bệnh, giận dữ, dễ bị kích thích, RL ý thức nhẹ.
– Hay gặp ở người đẻ nhiều lần, đẻ dày.
– Tồn tại trong vài ngày
– Xuất hiện đồng thời với lên sữa.
– Baby blues: phần lớn sinh con so(80%), cảm xúc dao động, khóc lóc, 2-3 tuần đầu, là một gđ bình thường, không cần thuốc. - Lú lẫn hoang tưởng cấp
– Khởi phát: trong vòng 6 tuần đầu sau sinh(thường 20 ngày đầu), ủ bệnh vài ngày, tiến triển nhanh từ h/c ngày thứ 3.
– Đột ngột xuất hiện lú lẫn, hoang tưởng, tăng về chiều tối, chủ đề bị hại tập trung vào con(trẻ do người khác sinh ra), đổi khi HT kèm theo trầm cảm, lo âu(nguy cơ tự sát, giết con), cg xa lạ, giải thể nhân cách. - Các rối loạn cảm xúc biệt lập.
– Xuất hiện lúc lên sữa, cai sữa
– Tiền sử gia đình, cá nhân có rltt
– Thường gặp: RL lo âu, trầm cảm hoặc rlcxlc.
– Có thể tái phát ở kỳ thai sản sau. - Cơn hoang tưởng cấp(LT phản ứng cấp).
– Do đảo lộn sinh học-nội tiết và tâm lý
– Có thể do để khó, con chết… thúc đẩy cơn
RỐI LOẠN LO ÂU TRONG GIAI ĐOẠN MANG THAI VÀ SAU SINH
Biểu hiện lo âu trong giai đoạn thai sản
Có thể là RL lo âu hoặc RL lo âu trầm cảm.
– Lo lắng rõ rệt.
– Cảm thấy có gì đó bất ổn sẽ xẩy ra.
– Suy nghĩ miên man.
– Rối loạn giấc ngủ và ăn uống.
– Bồn chồn, đứng ngồi không yên.
– Các biểu hiện cơ thể giống như chóng mặt
, cơn nóng bừng mặt và buồn nôn.
Các yếu tố nguy cơ
– Với lo âu gđ mang thai: nhân cách yếu, tiền sử lo âu, RL khí sắc, bị lo âu hoặc trầm cảm trước mang thai.
– Kết hợp với GAD: gây RL hoảng sợ sau sinh (luôn căng thẳng, có những cơn hoảng sợ liên tục như làn sóng với nhiều RLTKTV); OCD sau sinh.
RỐI LOẠN TRẦM CẢM TRONG GIAI ĐOẠN THAI-SẢN
– Trầm cảm trong giai đoạn thai-sản thường gặp nhất: TC trước, trong & sau sinh.
– Thường gặp ở người nghèo, mẹ tuổi teen, con bị biến chứng.
– Có thể xẩy ra bất cứ thời điểm nào trong gđ thai-sản hoặc năm đầu sau sinh.
– Biểu hiện:
+ Cảm giác tức giận hoặc nóng nẩy
Biểu hiện trầm cảm trong giai đoạn thai, sản
+ Không quan tâm tới con cái
+ RL ăn uống và giấc ngủ
+ Khóc lóc và buồn rầu
+Cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc mất hy vọng
+ Có thể có ý nghĩ gây hại cho chính con
của mình.
Biểu hiện trầm cảm trong giai đoạn thai, sản
– Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị TC, LÂ hoặc TC sau sinh.
– RL khí sắc trước thấy kinh.
– Thiếu trợ giúp chăm sóc trẻ.
– Stress về tài chính
– Stress về vợ chồng
– các biến chứng khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.
– Sự kiện sống mới đây: mất mát, chuyển nhà, mất việc…
Các yếu tố nguy cơ trước & sau sinh
– Mẹ có con phải được săn sóc đặc biệt.
– Mẹ được điều trị vô sinh.
– Mẹ có rối loạn tuyến giáp
– Mẹ bị tiểu đường (type 1, type 2 hoặc thai kỳ)
– Trầm cảm trước và sau sinh là nhất thời và có thể chữa được.
– Đó không phải là lỗi của người mẹ.
PTSD SAU SINH
– Hầu hết có ng/nhân thực sự hoặc bị chấn thương tâm lý trong hoặc sau sinh như:
+ Sa dây chằng.
+ Phải can thiệp cơ học lấy thai.
+ Trẻ phải săn sóc trong phòng đặc biệt.
+ Cảm giác bất lực, thiếu giao tiếp, thiếu đảm bảo trong khi sinh.
+ Bà mẹ đã bị chấn thương TL trước đó như bị lạm dụng tình dục.
Biểu hiện PTSD sau sinh
– Biểu hiện của PTSD có thể bao gồm:
+ Tái hiện chấn thương TL bị trước kia
+ Các cơn phản hồi hoặc ám ảnh
+ Tránh kích thích kết hợp với các sự kiện gây stress: hồi tưởng, người , nơi, chi tiết sự kiện.
+ Tăng kích thích dai dẳng (nóng nẩy, mất ngủ, dễ bị kích thích, dễ bị giật mình).
+ Có cơn lo âu và hoảng sợ
+ Mất cảm giác thực tại và kết nối
– PTSD sau sinh thường nhất thời và có thể điều trị được với sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Người bệnh cần hiểu rõ điều này.
OCD SAU SINH
Biểu hiện OCD sau sinh
– Có những ý nghĩ ám ảnh về đứa trẻ
– Có những hành vi ám ảnh cưỡng bức: lau chùi lặp lại, kiểm tra mọi thứ lặp lại, suy tính mọi thứ.
– Lo sợ về ý nghĩ ám ảnh
– Sợ hãi rời xa đứa trẻ
– Tăng cảnh giới về đứa trẻ
– Bà mẹ nhận thức được sự vô lý này.
Các yếu tố nguy cơ OCD sau sinh
– Tiền sử cá nhân hoặc gia đình có lo âu hoặc OCD.
– OCD sau sinh thường nhất thời và có thể chữa được với sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
– Nó không phải lỗi của bà mẹ, không đáng trách
LOẠN THẦN SAU SINH
Biểu hiện loạn thần sau sinh
– Hiếm gặp hơn lo âu, trầm cảm sau sinh, chỉ khoảng 1%.
– Thường xẩy ra đột ngột, trong 4 tuần đầu sau sinh.
– Biểu hiện có thể bao gồm:
+ Hoang tưởng hoặc có niềm tin xa lạ.
+ Ảo thanh
+ Cảm giác bứt rứt
+ Tăng hoạt động
+ Ngủ ít hoặc mất ngủ
+ Paranoia hoặc nghi ngờ
+ Cảm xúc dao động nhanh
+ Khó khăn trong giao tiếp thường xuyên.
Các yếu tố nguy cơ loạn thần sau sinh
– Tiền sử gia đình hoặc cá nhân bị RLCXLC hoặc bị 1 giai đoạn loạn thần trước đó.
– Có khoảng 5% mẹ bị LT sau sinh giết con hoặc tự sát: thường do HT hoặc có niềm tin mãnh liệt ở người sùng đạo. Cần đt ngay
– Phần lớn mẹ bị LT sau sinh không gây hại cho họ và những người khác nhưng nó luôn tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm do HT chi phối.
– LT sau sinh là nhất thời và đt được.
ĐIỀU TRỊ
CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT
– Nhập viện, tách mẹ-con, tuỳ mức độ bệnh
– Không cho con bú nếu sử dụng thuốc hướng thần.
– Loại trừ nguyên nhân sản khoa: sót rau, nhiễm trùng..
– Khi bệnh thuyên giảm, cho mẹ gặp con dưới sự giám sát của nhân viên y tế hoặc gia đình.
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CÁC THUỐC HƯỚNG THẦN
- Không cho thuốc hướng thần trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Các tháng tiếp theo chỉ cho khi thật cần thiết, liều thấp , theo dõi kỹ.
- Sốc điện an toàn hơn thuốc trong 3 tháng đầu, nếu bắt buộc.
- Không cho con bú khi sử dụng thuốc hướng thần.
- Không sử dụng muối lithium
XỬ LÝ TỪNG TRƯỜNG HỢP
- Các rối loạn tâm căn khi mang thai.
– LPTL(cá nhân, gia đình).
– Thuốc giải lo âu(sau 3 tháng). - Các rối loạn loạn thần sau sinh.
– Thuốc: CLT, CTC
– Sốc điện khi có nguy cơ tự sát, giết con. - Các rối loạn cảm xúc.
– Thuốc CTC, CLT
– Sốc điện(nếu cần): an toàn cho mẹ và con.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Minh Tuấn, Các rối loạn tâm thần chẩn đoán và điều trị; NXBYH 2004, Hà nội, Việt nam; pp131-137.
2. Bloch.S; Sing.B. Cơ sở lâm sàng của tâm thần học; NXBYH 2003, Hanoi, Vietnam; pp 379-394. sách dịch.
3. APA, DSM IV. 1994
4. WHO, ICD 10. 1992
5. http://www.postpartum.net
6. Lemberiere.Th; Feline.A. Psychiatrie de l’adulte. Masson Editeur 1977, Paris, France.