RỐI LOẠN TRẦM CẢM

Trầm cảm là một trong những biểu hiện nặng của rối loạn cảm xúc, tỉ lệ mắc cao, có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau và điều trị cũng khác nhau. Việc phát hiện và điều trị sớm giúp phòng ngừa tự sát và giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình và xã hội.

DỊCH TỄ HỌC RỐI LOẠN TRẦM CẢM ĐƠN CỰC ĐIỂN HÌNH

– Rối loạn trầm cảm (RLTC) đơn cực điển hình  là một rối loạn rất phổ biến.

Tỉ lệ mắc chung (Prevalence) của RLTC trong cộng đồng.

Mỗi năm Cả đời
Pháp
Nam 3,4% 10,7%
Nữ 6% 22,4%

(Lépine và Lellouch 1993)

Mỹ 10,3% 17,1%

(Kessler và Cs. 1994)

TCYTTG    7% dân số thế giới bị trầm cảm.
Andreasen (2001)  10 – 25% dân số thế giới bị TC 1 lần trong đời

 

NGUYÊN NHÂN CỦA RỐI LOẠN CẢM XÚC

Sinh học, di truyền và tâm lý xã hội

* Nguyên nhân sinh học:

– Có nhiều bất thường khác nhau của các chất chuyển hóa amin sinh học: 5 hydroxyindoleacetyl acid (5-HIAA), homovanillic acid (HVA) và 3-Methoxy-4- hydroxyphenylglycol (MHP6) trong máu, n­ước tiểu và dịch não tủy ở những bệnh nhân RLCX.

– RLCX kết hợp với rối loạn điều hòa không đồng nhất của các amin sinh học (norepinephrine, serotonin).

– Liên quan tới điều hòa thần kinh nội tiết.

D­ưới đồi – Tuyến yên – Tuyến đích (tuyến giáp, th­ượng thận, sinh dục)

– Sự bất th­ường thần kinh nôi tiết khác: giảm tiết melatonin về đêm, giảm tiết prolactin, FSH, LH và Testosterone (ở nam)

* Nguyên nhân di truyền:

– Nghiên cứu gia đình: ở họ hàng thế hệ thứ nhất: Nguy cơ rối loạn trầm cảm điển hình cao hơn 2 – 10 lần so với người bình thường.

– Nghiên cứu con nuôi: Những đứa con nuôi mà cha mẹ đẻ đã bị rối loạn cảm xúc vẫn có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc cao hơn người bình thường.

– Nghiên cứu sinh đôi: tỉ lệ phù hợp với rối loạn lưỡng cực I ở sinh đôi một trứng là 33 – 90% .Trong trầm cảm đơn cực là 50%

* Nguyên nhân tâm lý xã hội:

– Các sự kiện sống và stress môi trường: Thường có trước các giai đọan đầu của RLCX hơn là các giai đọan sau (gặp trong RL trầm cảm điển hình và lưỡng cực I).

– Các nhân cách tiền bệnh lý: Nhân cách phụ thuộc, xung động ám ảnh, hysteria có nhiều nguy cơ bị RLTC cao hơn các loại nhân cách khác.

PHÂN LOẠI RỐI LOẠN TRẦM CẢM THEO LÂM SÀNG

  1. Trầm cảm nội sinh: Vai trò của các nguyên nhân sinh học, di truyền.
  •      RLTC đơn cực.
  •      RL cảm xúc lưỡng cực I, II.
  •      RL phân liệt cảm xúc.
  1. Trầm cảm tâm sinh: Vai trò của nhân cách và các nhân tố tâm lý xã hội.
  2. Trầm cảm triệu chứng: Vai trò của các bệnh lý cơ thể liên quan, thuốc…

– Trầm cảm trong các bệnh nội khoa: thần kinh, nội tiết, nhiễm trùng mạn tính.

– Trầm cảm do tác dụng không mong muốn của thuốc: Corticoid, Beta-Blocquant, Reserpine, Aldomet, Clonidine.

– Trầm cảm do lạm dụng chất và hội chứng cai rượu, chất dạng thuốc phiện, các chất dạng Amphetamine, cocaine…

CHẨN ĐOÁN TRẦM CẢM (theo ICD-10)

 Tiêu chuẩn chính:

– Khí sắc trầm.

– Mất mọi quan tâm thích thú.

– Giảm năng lượng, thường mệt mỏi, giảm hoạt động.

 Tiêu chuẩn phụ:

– Giảm tập trung, giảm chú ý (tư duy bị ức chế).

– Giảm tính tự trọng và lòng tự tin.

– Ý tưởng bị tội và không xứng đáng.

– Nhìn vào tương lai ảm đạm, bi quan.

– Ý tưởng và hành vi tự hủy hoại, hoặc tự sát.

– Rối loạn giấc ngủ.

– Ăn kém ngon miệng hoặc ăn vô độ (trọng lượng cơ thể thay đổi > 5% trong 1 tháng).

Trầm cảm nhẹ Trầm cảm vừa Trầm cảm nặng

Tiêu chuẩn chính

Ít nhất 2 Ít nhất 2 Ít nhất 2

Tiêu chuẩn phụ

Ít nhất 2 3 hoặc 4

Ít nhất 4

Độ nặng triệu chứng Không có triệu chứng nặng Có thẻ có vài triệu chứng nặng

Tất cả các triệu chứng

Thời gian của triệu chứng Ít nhất 2 tuần Ít nhất 2 tuần

2 tuần hoặc ít hơn

 

ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM

– Chủ yếu ngọai trú (tại cộng đồng, tại nhà).

– Tại các chuyên khoa liên quan (nội, thần kinh…).

– Chỉ điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần: trầm cảm nặng, ý tưởng hành vi tự sát, nguy cơ đe dọa tính mạng, không theo dõi được điều trị, kháng điều trị.

CÁC THUỐC CTC THÔNG DỤNG
– Các thuốc ức chế tái thu hồi serotonin chọn lọc (SSRIs): Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine…

  • Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, bồn chồn trong giai đoạn đầu điều trị (thường thoảng qua, kéo dài khoảng 5 – 7 ngày). Vì vậy lưu ý khi khởi liều các thuốc này ở những bn đã có các triệu chứng như trên.
  • Các SSRIs cũng gây rối loạn chức năng tình dục (chậm cực khoái, mất ham muốn, giảm đáp ứng tình dục). Nhưng có hiệu quả trong điều trị xuất tinh sớm.
  • Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine ức chế một hoặc nhiều Isoenzyme cytochrome P450 có thể có ý nghĩa lâm sàng với một số bệnh nhân khi dùng ở liều cao.

Mirtazapine không thay đổi hoạt tính lâm sàng của bất kỳ Isoenzyme cytochrome P450 nào.

Tianeptine không gây tương tác với bất kỳ Isoenzyme cytochrome P450 nào nên an toàn trong điều trị cho bn TC có bệnh nội khoa.

Các thuốc CTC 3 vòng: Anafranil, Amitriptyline.

  • Tác dụng không mong muốn: kháng cholin, kháng histamin và adrenergic mạnh, gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (kéo dài), gây táo bón, bí đái, tăng nhãn áp trong glocom góc đóng, hạ HA thế đứng, mê sảng, lú lẫn ở người già.
  • Làm tăng tác dụng của thuốc an thần, kháng histamin, thuốc hạ HA.
  • CTC 3 vòng không gây cảm ứng hoặc ức chế các Isoenzyme cytochrome P450 ở gan nhưng có thể tích lũy đến mức gây ngộ độc nếu có sự hiện diện của thuớc ức chế enzyme.

Các thuốc IMAO: hiện ít được sử dụng do nhiều tác dụng không mong muốn và tương tác thuốc.

 

TTƯT, BSCK II Nguyễn Minh Tuấn

Khoa khám bệnh-BVĐK Tâm Anh

Nguyên phó viện trưởng VSKTT-BVBM

Nguyên giảng viên chính BMTT-ĐHYHN

Bài viết liên quan