Ai cũng nói về stress, ai cũng bị stress, nhưng stress là gì và tại sao chúng ta lại bị stress ?
Tài liệu này nhằm cung cấp cho các bạn một số thông tin về stress và làm thế nào để đương đầu với stress có hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.
1.Stress là gì ? là tình trạng căng thẳng tâm thần, cơ thể, do các tác nhân bên ngoài và/hoặc bên trong cơ thể gây ra, buộc cơ thể phải huy động sự tự vệ để đương đầu với stress.
Trong các điều kiện thông thường, stress là một đáp ứng thích nghi bình thường về mặt tâm lý, sinh học và hành vi. Stress đặt chủ thể vào một mô hình dàn xếp với môi trường xung quanh.
Trong stress bình thường sự đáp ứng của chủ thể là thích hợp, tạo ra một sự cân bằng mới, vì vậy stress mang ý nghĩa tích cực và là động lực phát triển.
Trong stress bệnh lý, sự đáp ứng của chủ thể là không thích hợp, bị mất cân bằng, vì vậy stress mang ý nghĩa tiêu cực và cản trở sự phát triển.
- Lo âu là gì ? là một biểu hiện của xúc động, được biểu lộ bằng một cảm tính, một cảm nhận tâm lý chủ quan về sự nguy hiểm, sự đe doạ sẽ xẩy ra, kèm theo những thay đổi về cơ thể (thường là các rối loạn thần kinh thực vật) và hành vi.
- Mối quan hệ giữa stress và lo âu: Lo âu là một biểu hiện của sự xúc động, trong khi stress hầu như luôn luôn gây ra xúc động (trong đó có lo âu). Vi vậy stress và lo âu là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Stress sản sinh ra lo âu và lo âu lại làm trầm trọng thêm stress.
- Nguồn gốc của stress là gì ? tất cả những sự việc, hoàn cảnh, trong các điều kiện sinh hoạt xã hội và môi trường, trong mối liên quan phức tạp giữa người và người tác động vào tâm thần chủ thể, gây ra những cảm xúc mạnh (phần lớn tiêu cực), được biểu hiện bằng các triệu chứng cơ thể và tâm thần.
Nguồn gốc bên ngoài: những vấn đề cá nhân, việc làm, khó khăn trong quan hệ, sức ép học hành, những vấn đề về sức khỏe, khủng hoảng tài chính, không có việc làm, mất mát, những tin tức bất ngờ, những phiền nhiễu hàng ngày…
Nguồn gốc bên trong:
-
- Các kiểu suy nghĩ: tiêu cực, những xung đột nội tâm…
- Các kỹ năng xã hội: né tránh, thiếu khẳng định bản thân, mặc cảm, tự ti, thiếu kìm chế, dễ bùng nổ, xung đột…
- Cảm xúc không ổn định, thất vọng, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, tức giận…
- Các loại nhân cách yếu, nhân cách phụ thuộc, nhân cách bệnh chống xã hội, nhân cách ranh giới…
- Phân loại các rối loạn liên quan đến stress và dịch tễ học theo DSM IV
– Các RL lo âu: RL hoảng sợ (tỉ lệ 1-2% trong 12 tháng, 1,5-3,5% suốt đời, tỉ lệ nữ 3/nam 1), RL ám ảnh cưỡng bức (OCD : tỉ lệ 1,5-2,1% trong 12 tháng, 2,5% suốt đời, tỉ lệ nữ 1/nam 1), RL stress sau sang chấn (PTSD : tỉ lệ 1-14% suốt đời, tỉ lệ nữ 2/nam 1), RL lo âu toàn thể (GAD : tỉ lệ 3% trong 12 tháng, 5% suốt đời, tỉ lệ nữ 2/nam 1), RL lo âu do bệnh cơ thể, RL lo âu do thuốc.
– Các RL dạng cơ thể: RL chuyển di, RL đau, RL nghi bệnh, RL dị hình cơ thể (nữ bị nhiều hơn nam)
– Các RL giả tạo (nữ ít hơn nam).
– Các RL phân ly: quên phân ly, bỏ trốn phân ly, RL nhận diện phân ly, RL giải thể nhân cách (thường gặp ở nữ hơn nam).
- Tính chất và phương thức gây bệnh của các nhân tố gây stress : rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cường độ, thời gian tác động của stress, một hay nhiều stress kết hợp, stress tác động vào một cá nhân hay tập thể, ý nghĩa thông tin của stress, khả năng giải quyết stress …
- Ai có thể bị stress ? bất cứ ai trải qua sự thay đổi trong cuộc sống của họ (thực tế là tất cả mọi người). Một số nhóm người có thể dễ bị stress hơn nhóm người khác như phụ nữ, trẻ em (mồ côi, không nơi nương tựa), người già (cô đơn), những người sống độc thân, goá bụa, ly hôn, những người có kinh tế xã hội thấp kém, những người bị thiệt thòi do bệnh, do chiến tranh, dân tộc thiểu số, những người làm một số nghề dễ bị stress (các nhân viên y tế, phi công lái máy bay, lính cứu hỏa, nhân viên hải quan, người mua bán cổ phiếu, doanh nhân, người làm việc trí óc, nhân viên văn phòng, giáo viên, sinh viên, vận động viên …).
- Các biểu hiện chung của stress:
– Về cơ thể: đau và nhức nhối trong người, đau đầu, mệt mỏi/ ngủ lịm, trống ngực, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, rối loạn chức năng tình dục…
– Về tâm thần : lo âu (là biểu hiện chủ yếu, thường xuyên khi bị stress), buồn rầu, bị căng thẳng, dễ bị kích thích, bị trầm cảm, cảm giác bị tràn ngập xúc động, bồn chồn bất an, hay quên, thiếu tập trung, đầu óc bị tắc nghẽn, khó sắp xếp công việc và ra quyết định, rối loạn giấc ngủ, hoảng hốt, ăn không ngon miệng, lạm dụng thuốc, rượu, ma tuý…
- Stress xẩy ra khi nào ? Stress có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chắc chắn có những giai đoạn chúng ta có nguy cơ bị stress nhiều hơn, ví dụ giai đoạn thi cử, thi đấu, có người trong gia đình bị đau ốm, giai đoạn khủng hoảng…
- Chúng ta đối phó với stress như thế nào ?
Như vậy stress là một phần tất yếu không thể tránh được trong cuộc sống, cần phải tự trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đối phó với stress như :
– Luyện tập tự sinh : thư giãn luyện tập, tập thiền, tập yoga…Đây là biện pháp rất có hiệu quả trong dự phòng stress thông qua việc làm giảm lo âu. Nhưng các phương pháp này đòi hỏi phải kiên trì luyện tập lâu dài mà điều này không phải ai cũng đủ kiên nhẫn, thời gian để luyện tập.
– Bổ xung các muối khoáng và vitamin cần thiết như hỗn hợp MgB6. Chúng có hiệu quả không chỉ trong giai đoạn bị stress mà còn được sử dụng như biện pháp dự phòng stress do hiệu quả giảm lo âu của chúng. Do Mg có tác dụng cân bằng hoạt động của các nơ ron, đặc biệt trong hoạt động của các acid amin gây kích thích. Còn vitamin B6 cần thiết cho chuyển hóa các acid amin, tham gia vào quá trình tổng hợp các chất trung gian hóa học thần kinh như GABA, serotonin. Ngoài ra VTM B6 còn giúp tăng hấp thu Mg ở ruột, giúp Mg đi vào tế bào, tham gia quá trình khử cực trong tế bào.
– Sử dụng các thuốc giải lo âu, chống trầm cảm, các thuốc chẹn bêta. Đặc biệt với các thuốc giải lo âu, nguy cơ bị lạm dụng rất phổ biến, một phần do tác động nhanh của thuốc trên triệu chứng lo âu, mặt khác do thuốc có tác dụng gây nghiện nếu sử dụng không đúng chỉ định của thầy thuốc.
– Điều chỉnh nhận thức-hành vi: chúng tôi xin đưa ra đây 5 quan điểm sống tránh stress (theo GS Nguyễn Việt) để các bạn tham khảo :
- Nghiêm túc với mình, độ lượng với người.
- Yêu công việc mình đang làm, yêu khía cạnh tốt của người khác.
- Chấp nhận hoàn cảnh bất lợi đến với mình và tìm cách cải thiện nó.
- Sống thanh đạm, chi tiêu tiết kiệm.
- Tăng thêm những phút vui cười, giảm đi những phút buồn bực.
Dịch tễ học cỏc rối loạn liờn quan tới stress theo số liệu mới nhất của DSM-5 xuất bản thỏng 6/2013
- Lo sợ ám ảnh đặc trưng (Specific Phobia): Tỉ lệ chung ở Mỹ trong 12 tháng khoảng 7%-9% ; ở Châu Âu khoảng 6% ; Châu Á, Phi, Mỹ la tinh khoảng 2%-4% ; trẻ em 5% ; thanh thiếu niên(13-17 tuổi) khoảng16% ; người già khoảng 3%-5%.
- Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder) : Tỉ lệ ỏ Mỹ và một số nước châu Âu trong 12 tháng khoảng 2%-3% ở người lớn và thanh thiếu niờn ;
- Rối loạn lo õu toàn thể (Generalized Anxiety Disorder): Tỉ lệ mắc ở Mỹ trong 12 thỏng 0,9% ở thanh thiếu niờn, 2,9% ở người lớn ; ở các nước khác trong khoảng từ 0,4%-3,6% ; nữ mắc gấp đôi nam. Nguy cơ mắc trong cuộc đời khoảng 9%.
- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức (Obsessive Compulsive Disorder): Tỉ lệ mắc ở Mỹ trong 12 tháng 1,2% ; Tỉ lệ trên thế giới 1,1%-1,8%, tie lệ ở nữ hơi cao hơn ở nam .
- Rối loạn stress sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder) : Ở Mỹ nguy cơ mắc 12 tháng ở người lớn khoảng 3,5% ; ở Chõu Âu, phần lớn chõu Á, Mỹ la tinh khoảng 0,5%-1%
- Rối loạn phân ly (Dissociative Disorder) : Rối loạn nhận diện phân ly ở Mỹ trong 12 tháng ở người trưởng thành 1,5% (nữ 1,4%, nam 1,6%) ; Rối loạn trí nhớ phân ly ở Mỹ trong 12 tháng ở người lớn 1,8% (nữ 2,6%, nam 1%).
BSCK II Nguyễn Minh Tuấn
Phó viện trưởng Viện Sức Khỏe Tâm Thần
Giảng viên chính bộ môn Tâm Thần- Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ khám bệnh: Phòng khám chuyên khoa Tâm thần
Giờ mở cửa:
- SĐT | Zalo: 0913 512 821
- Tại phòng khám: Thứ 2 – Chủ nhật từ 14:00 – 17:00
- Tại BV ĐK Tâm Anh: Thứ 2 – Thứ 7 từ 07:30 – 12:00
- SĐT | Zalo: 098 2045825
- Tại phòng khám: Chủ nhật: 09:00 – 11:00
- Tại Viện sức khoẻ tâm thần – Bệnh viện Bạch mai: Thứ 2 – Thứ 6 từ 07:30 – 16:30
Địa chỉ Phòng khám:
- Số 3A ngõ 46 (vào ngõ 44 rồi rẽ trái ngay là ngõ 46) phố Hào nam, phường Ô chợ dừa, quận Đống đa, Hà nội .