Ý TƯỞNG VÀ HÀNH VI TỰ SÁT

THUẬT NGỮ
– Tiếng Việt: tự sát, tự tử, tự vẫn
– Tiếng Latin: suicidium
– Tiếng Pháp: suicide
– Tiếng Anh: suicide

 KHÁI NIỆM

  1. Phân loại theo mục đích của tự sát.
    – Tự huỷ hoại bản thân: trầm cảm
    – An tử và trợ tử: giúp bn kết thúc cuộc sống, thường liên quan tới bệnh cơ thể nặng
    – Tự sát giết người: giết người khác rồi tự sát, có thể là tội phạm, có thể do trầm cảm..
    – Tấn công tự sát:
    – Tự sát tập thể:do ảnh hưởng của bạn bè, tôn giáo…
    – Hiệp ước tự sát: tôn giáo, c/trị, q/sự, người thân
    – Tự sát phản đối: tuyệt thực, tự thiêu…

 PHÂN LOẠI

  1. Phân loại theo mức độ bệnh lý.
  • Ý tưởng tự ti, tự buộc tội, bất toại, mất phẩm giá…
  • Ý tưởng tự sát: idée de suicide, suicidal idea
  • Toan tự sát: tentative de suicide, suicidal attemps
  • Tự sát, suicide: thành công và không thành công.
  • Nguyên nhân gây tử vong thứ 10 trên thế giới: khoảng 1 triệu người chết/năm
  • Ở Hoa kỳ năm 2007: nguyên nhân tử vong thứ 11
  • Tỉ lệ tự sát tăng 60% trong vòng 50 năm qua trên TG, chủ yếu ở các nước đang phát triển (theo WHO tự sát ở TQ, Nhật Bản, Ấn độ chiếm 40% tổng số các vụ tự sát trên TG)
  • Nữ tự sát nhiều hơn nam nhưng nam thành công cao hơn nữ
  • Ở Hoa kỳ 16,5% tự sát liên quan tới rượu, nguy cơ tự sát gấp 5-10 lần, chất kích thích gấp 10-20 lần…

 DỊCH TỄ HỌC TỰ SÁT

– Ở Nhật Bản: năm 2009 có 32.845 vụ tự sát, trong đó 6.949 vụ do trầm cảm (21%); 1.731 vụ do khó khăn trong cuộc sống hàng ngày (5%) và 1.071 vụ do mất việc làm (3%). Năm 2008 chính phủ Nhật công bố gần 1/5 người Nhật từng nghiêm túc nghĩ đến tự sát vào 1 thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.
– Ở Trung Quốc: năm 1999, theo trung tâm phòng ngừa và nghiên cứu tự sát Bắc Kinh số vụ tự sát là 28,7/100.000 dân, WHO 30,3/100.000 dân. Năm 2008, Tự sát ở nữ/nam 3:1; nông thôn/đô thị 3:1. Có trên 300.000 vụ tự sát ở TQ hàng năm, chiếm hơn 30% số vụ tự sát trên thế giới.
– Ở châu Âu: theo BBC, 2011, trong vòng 4 năm của khủng hoảng KT, số đơn thuốc chống trầm cảm tăng 40%…

 

Quốc gia

Nam Nữ Tổng cộng/ 100.000 dân Năm

Lithunia

68,1

12,9 38,6

2005

Belarus

63,3

10,3 35,1

2003

Nga

58,1

9,8 32,2

2005

Slovenia

42,1

11,1 26,3

2006

Hungary

42,3

11,2 26,0

2005

Kazakhstan

45,0

8,1 25,9

2005

Latvia

42,0

9,6 24,5

2005

Nhật Bản

34,8 13,2 23,7

2006

Guyana

33,8 11,6 22,9

2005

Ukraina

40,9 7,0 22,6

2005

Hàn Quốc

29,6 14,1 21,9

2006

 

  1. Nguyên nhân tâm lý-xã hội: thất tình, mâu thuẫn gia đình, bạn bè, tài chính, việc làm, bị kỳ thị, bị bắt nạt, thất bại trong cuộc sống, học tập, nghèo khó, không nơi nương tựa, chốn tránh pháp luật…
  2. Nguyên nhân bệnh tâm thần: RLCXLC, trầm cảm, TTPL…
  3. Nguyên nhân bệnh cơ thể: các bệnh hiểm nghèo, mạn tính
  4. Nguyên nhân nghiện chất: CDTP, Rượu, thuốc lá, ATS, cocain, benzodiazepine, cờ bạc…

NGUYÊN NHÂN TỰ SÁT

  1. Rối loạn tâm thần: RLTT thường xuất hiện tại thời điểm tự sát khoảng 87-98%. 30% RLCX (chủ yếu là trầm cảm), 18% lạm dụng chất, 14% TTPL, 13% RL nhân cách.
  2. Lạm dụng chất: rượu, thuốc lá, CDTP, ATS, cocain, benzodiazepine, nghiện cờ bạc…
  3. Yếu tố sinh học: do di truyền bệnh tâm thần
  4. Yếu tố xã hội: tự sát như một kháng nghị, để tránh sự trừng phạt của pháp luật, để phục vụ mục đích quân sự, vì nghĩa vụ, để giải thoát, vì kinh tế-xã hội (đói nghèo, vô gia cư, phân biệt đối xử…)

 CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

– Treo cổ
– Nhảy lầu, nhảy cầu…
– Thuốc trừ sâu, thuốc ngủ, thuốc độc, gây ngạt…
– Cắt động mạch, đâm dao vào tim, bụng…
– Sử dụng súng
– Đâm vào tàu xe
– Điện giật, tự thiêu, tuyệt thực
– Sử dụng phương tiện cộng cộng để tự sát và giết nhiều người (máy bay, tầu xe…)

 CÁC PHƯƠNG THỨC TỰ SÁT

  1. Khi phát hiện bn có Ý tưởng tự ti, tự buộc tội; Ý tưởng tự sát hoặc Toan tự sát:
    – Báo ngay cho BS điều trị.
    – Giám sát bn chặt chẽ, thông báo cho gia đình kết hợp quản lý theo dõi bn.
    – Mời hội chẩn chuyên khoa Tâm thần
    – Điều trị kết hợp bệnh cơ thể – tâm lý – tâm thần
    – Chuyển chuyên khoa tâm thần điều trị nếu có thể và/hoặc nếu cần.
  2. Tự sát đã thực hiện được:
    – Đưa ngay tới trung tâm hồi sức cấp cứu nội, ngoại khoa để điều trị và theo dõi 24/24 giờ.
    – Sau khi hết nguy cơ tử vong hội chẩn ngay chuyên khoa tâm thần để tìm nguyên nhân và xử trí tiếp theo.
    – Tiếp tục điều trị tại cơ sở cấp cứu hoặc chuyển tới khoa tầm thần điều trị tiếp khi điều kiện cho phép.

 CÁCH XỬ TRÍ

  1. Cấp cứu nội ngoại ngoại khoa cứu người bệnh.
  2. Điều trị theo nguyên nhân gây ra tự sát: thuốc, liệu pháp tâm lý.
  3. Điều trị tại bệnh viện khi nguy cơ tái tự sát cao, không giám sát được người bệnh.
  4. Không trừng phạt người tự sát không thành như: phạt tiền, không thanh toán bảo hiểm y tế, lên án họ…
  5. Dù nguyên nhân tự sát là gì đi nữa, tự sát luôn là một bệnh lý tâm thần nặng, một cấp cứu tâm thần cần được trợ giúp tích cực từ nhiều phía.

  ĐIỀU TRỊ

  1. Cấp cứu nội ngoại ngoại khoa cứu người bệnh.
  2. Điều trị theo nguyên nhân gây ra tự sát: thuốc, liệu pháp tâm lý.
  3. Điều trị tại bệnh viện khi nguy cơ tái tự sát cao, không giám sát được người bệnh.
  4. Không trừng phạt người tự sát không thành như: phạt tiền, không thanh toán bảo hiểm y tế, lên án họ…
  5. Dù nguyên nhân tự sát là gì đi nữa, tự sát luôn là một bệnh lý tâm thần nặng, một cấp cứu tâm thần cần được trợ giúp tích cực từ nhiều phía.

 DỰ PHÒNG

  1. Phát hiện sớm
    2. Xử trí kịp thời các vấn đề tâm lý, tâm thần phát sinh trong quá trình điều trị
    3. Thay đổi kiến trúc bệnh viện

TTƯT, BSCK II Nguyễn Minh Tuấn

Khoa khám bệnh-BVĐK Tâm Anh

Giảng viên chính BMTT-ĐHYHN

Phó Viện trưởng VSKTTQG

Địa chỉ khám bệnh: Phòng khám chuyên khoa Tâm thần

Giờ mở cửa:

1./ Thầy thuốc ưu tú BSCK II: Nguyễn Minh Tuấn
  • SĐT | Zalo: 0913 512 821
  • Tại phòng khám: Thứ 2 – Chủ nhật từ 14:00 – 17:00
  • Tại BV ĐK Tâm Anh: Thứ 2 – Thứ 7 từ 07:30 – 12:00
2./ Thầy thuốc TS|BS: Nguyễn Thị Phương Mai
  • SĐT | Zalo: 098 2045825
  • Tại phòng khám: Chủ nhật: 09:00 – 11:00
  • Tại Viện sức khoẻ tâm thần – Bệnh viện Bạch mai: Thứ 2 – Thứ 6 từ 07:30 – 16:30

Địa chỉ Phòng khám:

  • Số 3A ngõ 46 (vào ngõ 44 rồi rẽ trái ngay là ngõ 46) phố Hào nam, phường Ô chợ dừa, quận Đống đa, Hà nội .

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Anderson RN, Smith BL. Deaths: leading causes for 2001. National Vital Statistics Report 2003;52(9):1-86.
– Annenberg Public Policy Center of the University of Pennsylvania. Suicide and the Media.
– Carney SS, Rich CL, Burke PA, Fowler RC. Suicide over 60: the San Diego study. Journal of American – Geriatric Society 1994;42:174-80.
– Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Injury Prevention and Control. Suicide Surveillance, 1970-1980. (1985).
– Centers for Disease Control and Prevention. Regional variations in suicide rates—United States 1990–1994, ngày 29 tháng 8 năm 1997. MMWR 1997;46(34):789-92.
– Centers for Disease Control and Prevention, National Center for Injury Prevention and Control (producer). Web-based Injury Statistics Query and Reporting System (WISQARS) [Online]. (2004).
– Department of Health and Human Services. The Surgeon General’s call to action to prevent suicide. Washington (DC): Department of Health and Human Services; 1999.
– Dorpat TL, Anderson WF, Ripley HS. The relationship of physical illness to suicide. In: Resnik HP, editor. Suicide behaviors: diagnosis and management. Boston (MA): Little, Brown, and Co.; 1968:209-19.
– Krug EG, Dahlberg LL, Mercy JA, Zwi AB, Lozano R, editors. World report on violence and health [serial online]. 2004 May.
– Lubell KM, Swahn MH, Crosby AE, Kegler SR. Methods of suicide among persons aged 10–19 years—United States, 1992-2001. MMWR 2004;53:471-473.
– McCleary R, Chew K, Hellsten JJ, Flunn-Bransford M. Age-and Sec-Specific Cycles in United States Suicides, 1973-1985. American Journal of Public Health 1991;81: 1494-7.
– Warren CW, Smith JC, Tyler CW. Seasonal Variation in Suicide and Homicide: A Question of Consistency. Journal of Biosocial Sciences 1983;15:349-356.
– Suicide in South Korea Case of Too Little, Too Late, Oh My News, South Korea
– S. Korea has top suicide rate among OECD countries, Seoul, ngày 18 tháng 9 năm 2006 Yonhap News

Bài viết liên quan